Câu trả lời đúng nhất: Khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, vì điều kiện tự nhiên thuận lợi nên cư dân phương Đông đã tập trung khá đông trên lưu vực các con sông lớn để sinh sống. Các con sông đó như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sống Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc.
Quá trình phân hóa nhưng không triệt để do người nguyên thủy ở khu vực này sinh sống ven các con sông lớn, cư dân phải liên kết với nhau trong các cộng đồng vốn là các công xã thị tộc để làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm. Tính có kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thuỷ vẫn tiếp tục được bảo lưu. Do vậy, xã hội nguyên thuỷ phân hoá sớm hơn so với các nơi khác nhưng không triệt để.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy nhé!
Quá trình con người phát hiện ra kim loại:
Vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo cồn cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.
Vào khoảng 3500 năm TCN: Người Tây Á và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ
Khoảng 200 năm TCN: Cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau
Khoảng cuối thiên niên kỉ thứ II - đầu thiên niên kỉ thứ I TCN: Con người biết chế tạo các công cụ bằng sắt
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang. Từ khi có công cụ bằng sắt diện tích trồng trọt tăng đáng kể. Không những thế, con người còn xẻ đá làm nhà, xẻ gỗ đóng thuyền. Bây giờ, sản phẩm làm ra không chỉ đủ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động mà dư thừa của cải. Một số khác thì lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác. Những người có của cải dư thừa ngày càng trở nên giàu có. Xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.
Cũng từ đây, xã hội dần dần hình thành các giai cấp trong xã hội. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, ăn chung được nữa. Thế là xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.