logo

Thế nào là tư liệu truyền miệng?

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: Truyền thống truyền miệng là những truyền thống và tư liệu văn hóa được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo cách này, trong một xã hội có thể lưu truyền lịch sử truyền miệng, văn học truyền miệng, luật truyền miệng và các tri thức khác qua các thế hệ mà không cần một hệ thống chữ viết.

Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian, truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các loại tư liệu lịch sử nhé!


1. Tư liệu hiện vật

Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, … Tư liệu hiện vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng các tư liệu viết.

Thế nào là tư liệu truyền miệng

Một số ví dụ về tư liệu hiện vật:

+ Khu di tích: Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mỹ Sơn, Kinh đô Huế; thành nhà Hồ…

+ Thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ…


2. Thế nào là tư liệu truyền miệng?

Truyền thống truyền miệng là những truyền thống và tư liệu văn hóa được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo cách này, trong một xã hội có thể lưu truyền lịch sử truyền miệng, văn học truyền miệng, luật truyền miệng và các tri thức khác qua các thế hệ mà không cần một hệ thống chữ viết.

Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian, truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

Các loại tư liệu truyền miệng :

- Những câu chuyện kể về sự tích cây đa, bến nước, một ngôi chùa...

- Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội đối với quê hương, đất nước.


3. Tư liệu chữ viết

Tư liệu chữ viết được hiểu theo nghĩa mặt chữ của cụm từ này, có nghĩa là những thông tin được ghi lại, truyền lại bằng hình thức viết, phản ánh văn hóa, tình trạng của một thời kì. Ví dụ: văn bản, các bản điêu khắc trên gỗ, đá...

Ví dụ: Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết vì trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam.

=> Các thông tin được khắc trên bia đều được thể hiện ở dạng chữ viết (chữ Hán)

Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quý giá, giúp cho việc nghiên cứu về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…

Giá trị và nét độc đáo của 82 bia Tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất Bia Tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia Tiến sĩ được viết bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến cho mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp.

Bia Tiến sĩ có tác động xã hội to lớn đối với người đương thời và hậu thế. Được ghi tên trên bia đá đó là niềm khích lệ lớn đối với việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội. Bia Tiến sĩ cũng là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ. Có thể thấy việc tổ chức UNESCO thế giới công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu của quốc tế là một trong những sự kiện lớn và niềm tự hào của toàn thể nhân dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Không phải ngẫu nhiên mà trong buổi lễ đón bằng công nhận 82 bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế giới, Phó Thủ tướng Chính Phủ - Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá: Bia tiến sĩ bằng đá đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một tài sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, một biểu tượng tôn vinh đạo hiếu học, truyền thống đào tạo nhân tài bổ sung nguyên khí cho đất nước của nhân dân ta…

-------------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi “Thế nào là tư liệu truyền miệng?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads