logo

Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ (5 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ: iệt kê những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng ở đoạn thơ thứ nhất trong văn bản trên. Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức của “anh” giữa xưa và nay. Xác định phương thức biểu đạt chính. Xác định phong cách ngôn ngữ. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Hình ảnh “những khoảng vô biên”, những “đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện” ở đoạn (1) có nghĩa gì?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xưa anh như lá thư không địa chỉ

Con tàu không lửa than con thuyền cũ không buồm

Anh nghĩ quá nhiều về những khoảng vô biên

Những đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện

Nay anh chỉ tin

Những nhành cây trong tầm hái của con người

Những nguồn suối có thể cho nước uống

Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt

Những ngôi nhà sống được ở bên trong

 

Xưa anh thích những lời nói đẹp

Nay anh thích những lời nói đúng

Anh hiểu lại từ đầu những chân lý giản đơn

Con người cần đến nhau con sông về biển rộng

Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt

Không làm người thua cuộc ở trong đời….

(Trích “Suy tưởng”, Lưu Quang Vũ)

Đọc hiểu xưa anh như lá thư không địa chỉ (3 đề)

Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ - Đề số 1

Câu 1. Liệt kê những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng ở đoạn thơ thứ nhất trong văn bản trên.

Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức của “anh” giữa xưa và nay.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc trong đoạn thơ:

Nay anh chỉ tin

Những nhành cây trong tầm hái của con người

Những nguồn suối có thể cho nước uống

Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt

Những ngôi nhà sống được ở bên trong

Câu 4. Nếu được chọn, anh/chị sẽ chọn cách sống của “anh” xưa hay nay ? Vì sao ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng ở đoạn thơ thứ nhất trong văn bản trên là: lá thư không địa chỉ, con tàu không lửa than, con thuyền cũ không buồm

Câu 2.

Sự khác biệt trong nhận thức của “anh” giữa xưa và nay là:

- Xưa Anh nghĩ quá nhiều về những khoảng vô biên, còn nay anh chỉ tin những gì nó thực tế, trong khả năng của con người

- Xưa anh thích những lời nói đẹp, nay anh thích những lời nói đúng

Câu 3.

- Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc “Những….”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những thứ ở hiện tại, “trong tầm hái của con người” như suối cho nước uống, ruộng cho đất để trồng trọt và hái quả ngọt, nhà có thể ở.

+ Tạo nhịp điệu cho đoạn thơ.

Câu 4.

Nếu được chọn, em sẽ chọn cách sống của anh nay bởi anh nay biết quan tâm tới cuộc sống, trân trọng những điều bình dị xung quanh mình chứ không phải suy nghĩ viển vông những điều không thành hiện thực.


Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ - Đề số 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 3. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 4. Theo tác giả, “nay anh chỉ tin” điều gì?

Câu 5. Anh (chị) hiểu như thế nào về dòng thơ “Con người cần đến nhau con sông về biển rộng”.

Câu 6. 

“Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt

Không làm người thua cuộc ở trong đời”

Anh (chị) có đồng tình với quan điểm này hay không? Vì sao?

Câu 7. Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: “Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian”.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm.

Câu 2.

Phong cách ngôn ngữ là: nghệ thuật.

Câu 3.

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 4.

Theo tác giả, “nay anh chỉ tin”:

+ Những nhành cây trong tầm hái của con người

+ Những nguồn suối có thể cho nước uống

+ Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt

+ Những ngôi nhà sống được ở bên trong

Đọc hiểu xưa anh như lá thư không địa chỉ (3 đề)

Câu 5. 

“Con người cần đến nhau con sông về biển rộng” có nghĩa là: Giữa con người với con người luôn có mối quan hệ đặc biệt, không ai có thể sống một mình trên đời mà không có sự liên kết với ai cả. Vì thế hãy đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 6. 

“Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt

Không làm người thua cuộc ở trong đời”

Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì: Muốn có được thành công phải tự mình xây dựng những nền móng thì thành công đó mới vững chắc. Còn nếu chỉ sống dựa dẫm thì sẽ mãi là người thua cuộc, hoặc có thành công thì cũng không được lâu dài.

Câu 7.

“Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian” là quan niệm hoàn toàn đúng. Thời gian không ngừng trôi đi và không thể quay lại được. Ở bất cứ công việc nào, tình huống nào cũng vậy, thời gian là tài sản vô cùng quý giá. Thời gian giúp chúng ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có sự hiểu biết, bồi đắp cho tâm hồn thêm đẹp. Trong học tập, thời gian là cơ hội để học hỏi, trau dồi kiến thức cho thành công sau này. Trong kinh doanh, thời gian phản ánh tình hình lãi, lỗ. Trong chiến tranh, thời gian chính là thời cơ dành chiến thắng, nếu sai thời điểm là thua. Hay trong cuộc sống, khi gặp những nỗi đau thì thời gian là liều thuốc quý giá để chữa lành vết thương… Qua đó cho thấy, thời gian là tài sản vô cùng quý giá, chúng ta hãy trân trọng và tiết kiệm thời gian để làm những điều tốt đẹp.


Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ - Đề số 3

Câu 1. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ (1)?

Câu 2. Hình ảnh “những khoảng vô biên”, những “đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện” ở đoạn (1) có nghĩa gì?

Câu 3. Nhận xét sự thay đổi về nhận thức ở hai giai đoạn “xưa” và “nay” của tác giả.

Câu 4. Anh/ chị tiếp nhận được thông điệp gì từ đoạn thơ trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ (1) là: 

+ So sánh: Xưa anh như lá thư không địa chỉ.

+ Liệt kê: Những nhành cây, những nguồn suối có thể cho nước uống, những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt, những ngôi nhà sống được ở bên trong.

Câu 2. 

Hình ảnh “những khoảng vô biên”, những “đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện” ở đoạn (1) có nghĩa là những thứ không có thật.

Câu 3.

Sự thay đổi về nhận thức của “anh” giữa xưa và nay là:

- Xưa Anh nghĩ quá nhiều về những khoảng vô biên, còn nay anh chỉ tin những gì nó thực tế, trong khả năng của con người

- Xưa anh thích những lời nói đẹp, nay anh thích những lời nói đúng

Câu 4.

Thông điệp từ đoạn thơ trên là: Chúng ta hãy suy nghĩ về những thứ có thật, những thực tế gắn bó với chúng ta hàng ngày. Đừng mơ mộng hão huyền về tương lai mà bản thân hãy tự cố gắng, nỗ lực để có được thành công.


Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ - Đề số 4

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Những hình ảnh nào thể hiện niềm tin của nhà thơ trong đoạn thơ trên?

Câu 3. Theo anh/chị, lời nói đẹp và lời nói đúng khác nhau như thế nào?

Câu 4. Nội dung hai câu thơ sau có ý nghĩa gì với anh, chị?

"Anh hiểu lại từ đầu những chân lý giản đơn

Con người cần đến nhau con sông về biển rộng"

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2.

Những hình ảnh thể hiện niềm tin của nhà thơ trong đoạn thơ trên là: 

+ Những nhành cây trong tầm hái của con người.

+ Những nguồn suối có thể cho nước uống

+ Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt

+ Những ngôi nhà được sống ở bên trong.

Câu 3.

Lời nói đẹp và lời nói đúng là hoàn toàn khác nhau:

+ Lời nói đẹp là những lời tác động tốt đẹp đến người khác, khiến người nghe cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, đôi khi còn là động lực để vượt qua những lúc khó khăn. Ví dụ: động viên người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ khiến họ lạc quan hơn vào cuộc sống.

+ Lời nói đúng là lời nói đúng sự thật. Đôi khi, lời nói đúng thường khiến người khác khó chịu, đau lòng.

Câu 4.

"Anh hiểu lại từ đầu những chân lý giản đơn

Con người cần đến nhau con sông về biển rộng"

Hai câu thơ trên có nghĩa là chúng ta hãy quan tâm tới những điều bình dị trong cuộc sống, yêu thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau.


Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ - Đề số 5

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Đoạn trích nói về sự khác biệt của nhân vật "anh" trong các khoảng thời gian nào? Theo em, nhân vật "anh" khi nào có những suy nghĩ, tư tưởng tích cực hơn?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ sau:

Xưa anh như lá thư không địa chỉ

Con tàu không lửa than con thuyền cũ không buồm

Câu 4. Từ nội dung hai câu thơ sau, em hãy rút ra 01 bài học cho bản thân:

Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt

Không làm người thua cuộc ở trong đời

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Thể thơ của đoạn trích: Tự do

Câu 2.

- Đoạn trích nói về sự khác biệt của nhân vật "anh" trong các khoảng thời gian: Xưa và nay.

- Nhân vật "anh" của ngày nay có những suy nghĩ, tư tưởng tích cực hơn: Không mơ mộng viển vông, tìm được phương hướng của cuộc đời, trân trọng những gì bình dị xung quanh, biết cố gắng, nỗ lực..

Câu 3.

- Nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:

Xưa anh như lá thư không địa chỉ

Con tàu không lửa than con thuyền cũ không buồm

+ Cái so sánh: anh

+ Cái được so sánh: lá thư không địa chỉ, con tàu không lửa, con thuyền cũ không buồm

+ Từ so sánh: như

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những suy nghĩ vô định, hoang mang của “anh” xưa là sống không có phương hướng, không có đam mê, chỉ nghĩa tới những điều không có thật.

+ Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài thơ.

Câu 4.

"Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt

Không làm người thua cuộc ở trong đời"

- Nội dung hai câu thơ thể hiện quy luật của cuộc sống: Muốn có được thành công phải tự mình xây dựng những nền móng thì thành công đó mới vững chắc. Còn nếu chỉ sống dựa dẫm thì sẽ mãi là người thua cuộc, hoặc có thành công thì cũng không được lâu dài.

- Bài học: Trong cuộc sống, chúng ta hãy tự đứng lên bằng năng lực của bản thân, đừng dựa dẫm vào người khác, có tinh thần bất khuất, nỗ lực, không gục ngã trước những khó khăn thì mới có được thành công.

-----------------------------

Trên đây là bài Đọc hiểu Xưa anh như lá thư không địa chỉ. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 03/08/2023 - Cập nhật : 19/08/2023