logo

Đọc hiểu Về luân lí xã hội ở nước ta

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Về luân lí xã hội ở nước ta hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Về luân lí xã hội ở nước ta

Đọc đoạn thơ sau: 

      “Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được!” 

(Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 86 – 87) 

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Nêu ý chính và xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.

Câu 2: Những phương thức biểu đạt nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Dựa vào đâu để khẳng định điều đó? 

Câu 3: Chỉ ra biện pháp điệp trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. 

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được chí sĩ Phan Châu Trinh đề cập ở trên (viết một đoạn văn không quá 10 câu).

Luận lí sắc bén của Chí sĩ Phan Châu Trinh
Nỗi khổ cực của người dân dưới sự thống trị của bọn quan lại độc ác

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Ý chính của đoạn văn: tác giả muốn lên án sự mục rửa, thối nát và tham nhũng của bọn quan lại vô cảm trước những đau khổ, mất mát của người dân. Tác giả đã đanh thép thể hiện sự bất bình và mong muốn lên án, trừng trị những tàn dư mục thối này. 

- Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn là phong cách ngôn ngữ chính luận. 

Câu 2: 

Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hai phương thức biểu đạt chính: 

- Nghị luận: Qua những luận điểm sắc bén, đánh thẳng vào mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng, sự việc, tác giả đã thuyết phục thành công người đọc tin vào những luận điểm và khẳng định của ông. 

- Biểu cảm: Tác giả đã thể hiện rõ nét sự cảm thông, đau xót khi phải chứng kiến cái khổ đau, nghèo nàn, dễ bị áp bức bóc lột của người dân dưới sự thống trị thối nát của bọn quan trường vô lương tâm trước nỗi khổ của người dân. 

Câu 3: 

- Biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn văn trên là: 

+ Điệp từ: dầu và dẫu. 

+ Điệp cú pháp: “có kẻ… ngất ngưởng ngồi trên”, “có kẻ… lúc nhúc lạy dưới”; “dân… mà chi”; “dầu… cũng không ai…"; “người ngoài thì…”, "người nhà thì…” 

- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh thêm tình trạng thê thảm của hoàn cảnh nạn đói nghèo kéo dài triền miên. Bên cạnh đó tác giả còn thể hiện sự phẫn nộ trước những việc ác của bọn quan lại tham nhũng. 

Câu 4: 

Qua những luận điểm và quan điểm đầy đanh thép và sắc bén của Chí sĩ Phan Châu Trinh qua đoạn văn bản trên đã cho hiện lên trước mắt ta một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và nghèo khổ. Bọn quan lại ấy sống trong nhung lụa, tham nhũng, vơ vét của cải của người dân, trêu đùa những người dân khổ cực để mua vui cho bọn chúng. Không chỉ vậy, chúng còn vô cảm trước sự khổ cực, tàn tạ của người dân không dám đứng lên mà chỉ chịu đựng sự thống trị mục rữa đó. Từ đó, ta càng phải lên án mạnh mẽ phong trào bảo vệ quyền tự do của dân tộc, trừng trị thích đáng những kẻ quan lưu tham nhũng, độc tài. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Về luân lí xã hội ở nước ta. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 09/01/2023 - Cập nhật : 01/07/2023