logo

Đọc hiểu Những người con của đất (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Những người con của đất hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. Hôm ở rừng học sa bàn đánh vào Đất Đỏ, anh Ba Đẩu nói, về Đất Đỏ là về quê hương chị Võ Thị Sáu. Chúng ta phải đánh thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vòng kìm kẹp của giặc.

Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường đi chuyển dần từ màu cát ngả sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa.

Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hòa chan với máu. Miền đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái hãy còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền đất đỏ.... Hôm nay, lời ca đó đã mấp máy trên môi chúng tôi khi cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp.

(Những người con của đất - Anh Đức)

Đọc hiểu Những người con của đất- miền đất đỏ

Đọc hiểu Những người con của đất - Đề số 1

Câu 1. Đoạn văn trên ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng trong đó văn trên?

Câu 4. Tìm các trường từ vựng trong đoạn văn.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Đoạn văn trên ca ngợi: chị Võ Thị Sáu về tinh thần dũng cảm, bất khuất của người con gái miền đất đỏ.

Câu 2. 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Biểu cảm.

Câu 3.

+ Tác dụng của dấu hai chấm: Đánh dấu trực tiếp lời nói, lời dẫn của nhân vật

+ Tác dụng của dấu ngoặc kép: Dẫn trực tiếp lời nói, lời dẫn 

+ Tác dụng của dấu chấm lửng: thể hiện còn nhiều sự vật, sự việc,... còn chưa liệt kê hết.

Câu 4.

− Trường từ vựng trong đoạn văn trên chỉ màu sắc: nâu nhạt, đỏ, màu cát


Đọc hiểu Những người con của đất - Đề số 2

Câu 1. Câu văn nào cho thấy quyết tâm của các chiến sĩ về giải phóng Đất Đỏ ? 

A. Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. 

B. Đất Đỏ là quê hương chị Võ Thị Sáu. 

C. Chúng ta phải đánh thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vòng kìm kẹp của giặc. 

Câu 2. Câu “Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cớ hòa chan với máu.” ý nói gì ? 

A. “ Đất Đỏ” ít màu mỡ nên tên đất cũng gợi ra sự vất vả, đắng cay. 

B. Màu đỏ của tên đất nhắc đến màu máu và màu cờ. 

C. Đất Đỏ là một miền đất anh hùng đã chịu nhiều đau thương, vất vả, chịu nhiều hi sinh và có nhiều chiến công. 

Câu 3. Những chi tiết nào cho ta thấy đây là miền đất anh hùng ? 

A. Ở đây máu không khi nào ngơi tưới. 

B. Các anh bộ đội đặt chân lên vùng Đất Đỏ. 

C. Đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. 

D. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử.

Câu 4. Những màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc tới trong bài thể hiện đúng tên của miền Đất Đỏ? 

A.  Màu đất đỏ như chu sa. 

B. Màu đỏ của những chùm chôm chôm. 

C. Màu đỏ của những trái dừa. 

D. Màu đỏ của hoa phượng. 

E. Màu đỏ của ráng chiều. 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án C C A, C, D A, B, C, E

Đọc hiểu Những người con của đất - Đề số 3

Câu 1. Những người chiến sĩ tiến về miền Đất Đỏ để làm gì? 

A. Để thăm quê hương chị Võ Thị Sáu. 

B. Để đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vùng kìm kẹp của giặc. 

C. Cả hai ý trên. 

Câu 2. Tại sao tác giả lại nói: “Miền đất rất giàu mà đời người lại rất nghèo”? 

A. Vì những người dân ở miền Đất Đỏ sống rất vất vả. 

B. Vì miền Đất Đỏ rất màu mỡ. 

C. Vì miền Đất Đỏ đã chịu nhiều đau thương, người vùng Đất Đỏ có cuộc sống vất vả nhưng cũng rất anh hùng. 

Câu 3. Vì sao tác giả nói Đất Đỏ là miền đất anh hùng? 

A. Vì đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. 

B. Vì tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. 

C. Cả hai ý trên. 

Câu 4. Màu sắc nào của thiên nhiên được nói đến nhiều nhất trong bài đọc?

A. Màu đỏ 

B. Màu xanh 

C. Màu nâu 

Câu 5. Nội dung bài văn nói về điều gì? 

A. Bài văn nói về những con người ở miền Đất Đỏ. 

B. Bài văn nói về những người chiến sĩ về miền Đất Đỏ anh hùng để giải phóng đồng bào ở đó ra khỏi vùng kìm kẹp của giặc.

C. Bài văn nói về miền Đất Đỏ. 

Câu 6. Trong các câu sau, câu nào có cấu tạo theo mẫu Ai - thế nào? 

A. Chúng tôi là những người con của miền Đất Đỏ. 

B. Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. 

C. Chúng tôi tự hào khi về miền Đất Đỏ. 

Câu 7. Trong câu: “Miền đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo.” có mấy từ chỉ đặc điểm? 

A. Một từ. Đó là: …………………………………………………………………………….. 

B. Hai từ. Đó là: ……………………………………………………………………………… 

C. Ba từ. Đó là: ………………………………………………………………………………. 

Câu 8. Đặt một câu nói về chủ điểm “Quê hương” trong đó có sử dụng ít nhất một dấu phẩy.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C C C A B C

Câu 7.

B. Hai từ. Đó là từ: Giàu và nghèo

Câu 8. 

Đặt câu nói về chủ điểm “Quê hương” trong đó có sử dụng ít nhất một dấu phẩy: Quê hương em có dòng sông xanh biếc, có rặng liễu rủ, có cây cầu dài bắc qua sông.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Những người con của đất. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 07/01/2023 - Cập nhật : 30/06/2023