logo

Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

Những buổi vui sao, cả nước lên đường,

Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục

Xóm dưới làng trên, con trai con gái

Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau

 

Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội

Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu

Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp

Chào nhau không kịp nhớ mặt

 

Dô hò nón vẫy theo,

Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát

Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên

Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái

(Trích Đường ra mặt trận, Chính Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)


Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2: Không khí lên đường ra mặt trận được tác giả diễn tả như thế nào trong bài thơ?

Câu 3: Hình ảnh: Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp gợi cho em cảm nhận gì về không khí của ngày ra mặt trận?

Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:  

Thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: 

+ Thể thơ: Tự do

+ Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm và miêu tả

Câu 2:

Không khí lên đường ra mặt trận được tác giả diễn tả khí thế hào hùng, của con trai, con gái, cả nước lên đường, tay cầm súng, đội quân trùng điệp cùng nhau hành quân với tiếng hò vang rừng.

Câu 3:

Hình ảnh: Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp gợi cho em cảm nhận ngày ra trận với không khí nhộn nhịp, hùng tráng của những lớp lính quân lên chiến trường chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, họ không hề run sợ mà vẫn hát hò reo vang với không khí tươi vui và hồ hởi của ngày ra quân.

Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường

Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường - Đề số 2

Câu 1: Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ: Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát.

Câu 2: Từ hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong và hình ảnh người lính lái xe. Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước? (khoảng 3 đến 5 câu).

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:  

Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp so sánh, từ đó nhấn mạnh đội quân ra đi chiến đấu đông và nhộn nhịp như những tiếng hát kéo dài đó là những sức chiến đấu đầy hào hùng, miêu tả đoàn quân của ta đông và đầy khí thế sục sôi ra chiến trường.

Câu 2:

Từ hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong và hình ảnh người lính lái xe. Em có suy nghĩ về vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước, đó là những thanh niên trẻ tuổi khao khát cống hiến, khao khát đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Với tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên bảo vệ dân tộc khi độ tuổi còn rất trẻ. Đó là thế hệ thanh niên, tuổi trẻ đáng để học tập, để noi gương từ những phẩm chất, sức chiến đấu trên mọi mặt trận và một tinh thần dũng cảm. Tuổi trẻ Việt Nam luôn tiên phong và kiên cường cùng nhau phát triển đất nước.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Những buổi vui sao, cả nước lên đường. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 03/01/2023 - Cập nhật : 15/07/2023