logo

Đọc hiểu Tuổi thơ (trắc nghiệm, tự luận)

Cùng Toploigiai trả lời đọc hiểu Tuổi thơ để thấy rằng trong hành trình phát triển của mỗi con người, tuổi thơ luôn là món quà vô giá, món quà tồn tại mãi mãi theo thời gian.

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

TUỔI THƠ

Trong giấc ngủ của con
Đỏ ối trời hoa gạo
Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão
Mùi rơm rạ huây hoai
Mùi bùn non ngây ngái
Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi
Cho chuồn ngô cắn rốn
Tưởng sông Hồng hẹp hơn
Thân chuối lạc đã vớt con lúc đuối.
Trong giấc ngủ của con
Đỏ rát trời đạn lửa
Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh
Tất tả gánh gồng xuôi ngược
Cháu con một đầu, nồi chảo một đầu
Con ngồi hát giữa chập chèng xoong chậu Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm
Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết
Nhưng bom đạn dường như không cần biết.
Trong giấc ngủ của con
Không có bà Tiên, cô Tấm
Chỉ có u u những hồi còi báo động
Và chiếc chạc xoan muốn được hóa nỏ thần
Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin
Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống
Đất nước trường tồn từ chắt chiu hy vọng
Trong mỗi căn hầm
Có tiếng dế tuổi thơ con!

(Trương Nam Hương, Viết tặng những mùa xưa, NXB Thanh niên 1999)


Đọc hiểu Tuổi thơ - Đề 1(trắc nghiệm)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ ngũ ngôn                           

B. Thơ thất ngôn 

C. Thơ tự do                                  

D. Thơ lục bát

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?      

A. Người bà                                           

B. Người mẹ   

C. Bà Tiên, cô Tấm                                    

D. Người con

Câu 3. Trong giấc ngủ của con không xuất hiện những hình ảnh nào?

A. Hoa gạo                                              

B. Những hồi còi báo động

C. Bà Tiên, cô Tấm                                  

D. Chạc xoan

Câu 4. Câu thơ nào sau đây không có  yếu tố tượng trưng?

A. Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh.             

B. Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão

C. Đỏ rát trời lửa đạn                                                          

D. Và chiếc chạc xoan muốn được hoá nỏ thần.

Câu 5. Anh/chị hiểu gì về tuổi thơ của người con trong những câu thơ sau?

"Mùi rơm rạ huây hoai
Mùi bùn non ngây ngái
Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi
Cho chuồn ngô cắn rốn"

A. Tuổi thơ nhọc nhằn, cơ cực nhưng cũng không kém phần thú vị.

B. Tuổi thơ bình yên khi được sống bên bà, bên mẹ

C. Tuổi thơ với những xáo trộn trong cuộc sống bởi chiến tranh.

D. Tuổi thơ đầy những đau thương, bi kịch.

Câu 6. Hình ảnh tương phản “Con ngồi hát giữa chập chèng xoong chậu” với hình ảnh bà và mẹ “tất tả gánh gồng xuôi ngược”, “khóc thầm” trong những năm chiến tranh đã thể hiện điều gì về tâm hồn người con?

A. Tình yêu thương của con với bà và mẹ.

B. Xót xa trước nỗi gian truân của bà và mẹ trong chiến tranh.

C. Lòng yêu đời, yêu cuộc sống của người con. 

D. Sự hồn nhiên đến vô tâm của người con. 

Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng thông điệp chính của bài thơ?

A. Biết yêu thương, gắn bó, biết ơn quê hương và người thân

B. Biết ghi nhớ, trân trọng những năm tháng đau thương của đất nước.

C. Luôn thấu hiểu những khó khăn, vất vả của những người thân yêu trong gia đình.

D. Có niềm tin vào những điều kì diệu trong cuộc sống.

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: C. Thơ tự do  

Câu 2: D. Người con

Câu 3: C. Bà Tiên, cô Tấm                                  

Câu 4: A. Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh.  

Câu 5: A. Tuổi thơ nhọc nhằn, cơ cực nhưng cũng không kém phần thú vị.

Câu 6: D. Sự hồn nhiên đến vô tâm của người con. 

Câu 7: A. Biết yêu thương, gắn bó, biết ơn quê hương và người thân     

Đọc hiểu Tuổi thơ

Đọc hiểu Tuổi thơ - Đề 2 (tự luận)

Câu 1:  Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Câu thơ “Trong giấc ngủ của con” được lặp lại 3 lần đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?

Câu 3. Từ những câu thơ: 

Trong giấc ngủ của con

Không có bà Tiên, cô Tấm

Chỉ có u u những hồi còi báo động

nh/chị có suy nghĩ gì về tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến tranh.

Câu 4. Theo anh/chị, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?

Trả lời đọc hiểu

Câu 1:

- Thể thơ tự do

Câu 2:

- Câu thơ được lặp lại ba lần, nhân vật trữ tình hồi tưởng những kí ức về tuổi thơ vất vả, lam lũ nhưng cũng đầy thú vị, tình yêu thương của bà và mẹ. 

- Bộc lộ nỗi nhớ về tuổi thơ; tình yêu thương, biết ơn với người bà, người mẹ.

- Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ. 

Câu 3:

- Những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh là một đứa trẻ vô cùng thiệt thòi, chúng thiệt thòi về vật chất lẫn tinh thần. Tuổi thơ của chúng không có chỗ cho những điều kì diệu, mộng mơ, hơn thế chúng còn lớn lên bên tuổi thơ không yên bình, đầy biến động, những thiệt thòi đó đã phần nào khiến tuổi thơ của những đứa trẻ trở thành thứ mà chúng ám ảnh, căm thù với thế giới hiện thực chúng đang sống.

Câu 4

- Theo em “cái khao khát thơ ngây” không thể giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống.

- Vì:

Cuộc sống phát triển của thời kì hiện tại được coi như con dao hai lưỡi. Con dao mang sức mạnh có thể hạ gục con người bất cứ lúc nào. Thời thế phát triển đòi chúng chúng ta phải có nghị lực, có dũng khí, có quyết tâm, hơn hết khát khao mãnh liệt để chinh phục, để hướng tới những thành công của cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 06/11/2023 - Cập nhật : 08/11/2023