logo

Đọc hiểu Đất nước đàn bầu: Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng

Cùng Toploigiai trả lời câu hỏi đọc hiểu Đất nước đàn bầu: Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng để thấy những hình ảnh về chiến tranh, đồng đội, đất nước và người bà thân yêu là vô cùng ý nghĩa trong tâm trí của nhân vật trữ tình.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

[…]Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng

Cháu đã đi những tháng năm lửa cháy

Với trùng điệp bạn bè cùng tuổi

Áo quân trang xanh cây lá vườn bà

Đất chiến hào vẫn đồng đất quê ta

Máu đồng đội đã thấm vào đất ấy

Những đêm thức nghẹn ngào nghe đất gọi

Vây quanh mình bao gương mặt thân quen

Mặt người xưa hoà lẫn mặt anh em

Câu hát cũ lẫn vào câu hát mới

Dòng sông hét, biển gầm lên dữ dội

Những chân trời vụt mở bao la

Những chân trời chưa hề biết hôm qua

Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu mong nhớ

Trong gió lộng, dưới mặt trời xứ sở

Vẫn cồn cào những cơn khát khôn nguôi

Đất phù sa vô tận dấu chân người

Những đoàn quân lại ra đi từ đất

Bà đứng đó miệng trầu cay thơm ngát

Vầng yêu thương soi sáng suốt cuộc đời

Khắp triền sông vang tiếng trẻ con cười

Đất nước đàn bầu

Đất nước ban mai...

(Trích  Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, 2007)


Đọc hiểu Đất nước đàn bầu: Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng - Đề 1

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản?

A. Phong cách ngôn ngữ báo chí 

B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 2. Những hình ảnh nào gợi kỷ niệm về đồng đội?

A. Áo quân trang, máu đồng đội, gương mặt thân quen

B. Tiếng đàn bầu, đất phù sa, gió những khu rừng

C. Dấu chân người, những đoàn quân, dòng sông hét

D. Triền sông, bạn bè cùng tuổi, tháng năm lửa cháy

Câu 3.  Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:               

Dòng sông hét, biển gầm lên dữ dội.

A. Hoán dụ                          

B. So sánh

C. Nhân hóa     

D. Điệp

Câu 4: Xác định chủ thể trữ tình trong văn bản

A. Người bà                                                    

B. Đồng đội 

C. Đoàn quân                                                  

D. Nhân vật cháu

Câu 5. Dòng nào nêu đúng chân dung của chủ thể trữ tình trong câu thơ “Cháu đã đi những tháng năm lửa cháy” ?

A. Từng trải, kiên cường.   

B. Khó khăn, thăng trầm.

C. Hồn nhiên, trẻ trung.   

D. Lạc quan, anh dũng.

Câu 6. Dòng nào khái quát đúng nội dung chính của văn bản?

A. Cảm xúc về người bà và những năm tháng tuổi thơ 

B. Cảm xúc về tuổi thơ và những năm tháng chiến tranh

C. Cảm xúc về đồng đội anh dũng và quê hương đất nước

D. Cảm xúc về về chiến tranh, đồng đội, đất nước và người bà thân yêu.

Câu 7: Ý nghĩa của hai câu thơ sau?

Đất chiến hào vẫn đồng đất quê ta

Máu đồng đội đã thấm vào đất ấy

A. Sự hi sinh anh dũng của những người lính.

B. Sự tri ân những người đã hoá thân làm nên đất nước.

C. Nỗi niềm xót xa, cảm phục, nhớ thương đồng đội

D. Suy ngẫm về đất nước bình dị, đau thương mà anh dũng.

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

=>> Ngôn ngữ trong đoạn trích được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

Câu 2: A. Áo quân trang, máu đồng đội, gương mặt thân quen

Câu 3: C. Nhân hóa     

=>> Nhân hóa hình ảnh dòng sông và biển có thể hét như con người và gầm (tiếng động vật), đồng thời nhấn mạnh sự giận dữ.

Câu 4: D. Nhân vật cháu

=>> Cảm xúc tâm trạng của nhân vật cháu khi kể lại chuỗi ngày quân lính với bà. 

Câu 5: A. Từng trải, kiên cường.   

=>> Những gian khó, những hiểm nguy nhất của cuộc đời đã từng trải qua.

Câu 6: D. Cảm xúc về về chiến tranh, đồng đội, đất nước và người bà thân yêu.

Câu 7: D. Suy ngẫm về đất nước bình dị, đau thương mà anh dũng.

Đọc hiểu Đất nước đàn bầu: Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng

Đọc hiểu Đất nước đàn bầu: Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng - Đề 2

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu hiệu quả của phép điệp trong câu thơ:

Những chân trời chưa hề biết hôm qua

Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu mong nhớ

Câu 3. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về Đất Nước. 

Câu 4.  Một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản? Lí giải ngắn gọn lí do lựa chọn?

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: 

- Thể thơ tự do

Câu 2:

-Tác dụng:

+ Tăng tính hấp dẫn thú vị cho sự diễn đạt, gợi âm hưởng tiếng đàn bầu da diết trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

+ Nhấn mạnh tình yêu quê hương,  thái độ trân trọng giá trị của những nét đẹp văn hoá truyền thống trong tâm hồn con người.

Câu 3:

Suy nghĩ về đất nước:

- Đất Nước bình dị mà thiêng liêng, được làm nên bởi sự hi sinh của nhiều thế hệ.

- Gợi suy nghĩ về tình cảm gắn bó, yêu mến, tự hào và ý thức trách nhiệm với đất nước.

Câu 4:

- Biết ơn những người có công với Đất Nước 

+ Để có cuộc sống như ngày hôm nay, tất cả những anh hùng, những thế hệ đi trước đã sinh hi máu thịt, hi sinh cuộc đời. Vì thế họ là những anh hùng cần được tri ân và tưởng nhớ, đặc biệt mỗi chúng ta cần có lòng biết ơn đối với những anh hùng này.

- Sống phải biết cống hiến 

+ Cống hiến không khó đối với mỗi người, chỉ cần mỗi cá nhân tồn tại cái tâm trong sáng, tâm được cống hiến thì chắc chắn rằng sự cống hiến sẽ được bắt đầu từ những điều nhỏ bé cho đến những điều lớn lao cao cả.

- Sống phải biết trân quý những giá trị tốt đẹp.

+ Những giá trị tốt đẹp không có sẵn, giá trị tốt đẹp phải trải qua những thay đổi, những xây dựng, để hình thành nên. Vì thế mỗi chúng ta hãy trân quý và sử dụng giá trị tốt đẹp một cách văn minh nhất.

icon-date
Xuất bản : 08/11/2023 - Cập nhật : 08/11/2023