logo

Đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ: Lần trăng ngơ ngẩn ra về

Cùng Toploigiai trả lời đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ: Lần trăng ngơ ngẩn ra về để thấy được sự si tình, sự thủy chung của chàng trai tên Tú Uyên dành cho cô gái trẻ đẹp.


Đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ: Lần trăng ngơ ngẩn ra về - Đề 1 (trắc nghiệm)

Câu 1. Thể thơ của truyện thơ trên là: 

A. Thất ngôn xen lục ngôn          

B. Song thất lục bát 

C. Lục bát             

D. Thơ trường thiên bảy chữ

Câu 2. Nhân vật chính được nói đến trong đoạn trích trên là:  

A. Nhân vật nữ: Giáng Kiều 

B. Nhân vật nam: Tú Uyên  

C. Nhân vật nữ và nhân vật nam: Giáng Kiều – Tú Uyên  

D. Nhân vật người kể chuyện 

Câu 3. Cảm xúc của nhân vật Tú Uyên được thể hiện trong bốn câu thơ dưới đây là gì? 

Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

Đèn thông khêu cạn, giấc hoè chưa nên.

Nỗi nàng canh cánh nào quên,

Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!

Bướm kia vương lấy sầu hoa,

Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!

A. Tương tư, thương nhớ bất kể ngày đêm, nhớ người đẹp đến mức “ngẩn ngơ” trong lòng. 

B. Tương tư, thương nhớ vì biết chắc sẽ không có ngày gặp lại 

C. Tương tư, sầu muộn vì không gặp được người đẹp  

D. Tương tư, sầu muộn, đau đớn đến nao lòng vì không được gặp lại người đẹp.  

Câu 4. Đoạn thơ từ “Có khi gẩy khúc đàn tranh” cho đến “Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương” sử dụng biện pháp tu từ gì? 

A. Biện pháp lặp cấu trúc

B. Biện pháp so sánh

C. Biện pháp nhân hóa

D. Biện pháp điệp từ 

Câu 5. Liệt kê những hành động, cử chỉ mà nhân vật Tú Uyên làm để giãi bày nỗi nhớ người đẹp.  

A. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngắm bóng trăng tàn, cất lời ca tiếng hát.  

B. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, ngắm hoa thưởng nguyệt.  

C. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, ngắm bóng trăng tàn.   

D. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngắm bóng trăng tàn, ngâm thơ.   

Câu 6. Nội dung chính của đoạn truyện thơ trên là gì?  

A. Nỗi buồn của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp. 

B. Nỗi niềm tương tư của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp. 

C. Nỗi sầu của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp. 

D. Nỗi xót xa của nhân vật Tú Uyên khi biết không thể gặp lại người đẹp.  

Câu 7. Nhân vật Tú Uyên hiện lên qua đoạn trích là người như thế nào? 

A. Chàng trai yêu đương mùa quáng. 

B. Chàng trai si tình, có lòng thủy chung.  

C. Chàng trai trân trọng cái đẹp và yêu thích cái đẹp.  

D. Chàng trai biết yêu bản thân. 

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: C. Lục bát           

=>> Thể thơ trên sáu chữ, dưới tám chữ  

Câu 2: B. Nhân vật nam: Tú Uyên  

Câu 3: A. Tương tư, thương nhớ bất kể ngày đêm, nhớ người đẹp đến mức “ngẩn ngơ” trong lòng. 

Câu 4: A. Biện pháp lặp cấu trúc

=>> Lặp đi lặp lại 4 lần từ có khi

Câu 5: C. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, ngắm bóng trăng tàn.   

=>> Có khi gảy khúc đàn tranh; Có khi chuốc chén rượu đào; Có khi ngồi suốt năm canh; Có đêm ngắm bóng trăn tàn.

Câu 6: B. Nỗi niềm tương tư của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp. 

Câu 7: B. Chàng trai si tình, có lòng thủy chung.  

Đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ: Lần trăng ngơ ngẩn ra về

Đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ: Lần trăng ngơ ngẩn ra về - Đề 2 (tự luận)

Câu 1: Thể thơ của truyện thơ trên là gì?

Câu 2. Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:  

Có khi gảy khúc đàn tranh,
Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân.
Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào!
Có khi chuốc chén rượu đào,
Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao đã đầy.
Hơi men không nhấp mà say,
Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.
Có khi ngồi suốt năm canh,
Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương.
Lặng nghe những tiếng đoạn trường,
Lửa tình dễ đốt, sông Tương khôn hn.
Có đêm ngắm bóng trăn tàn,
Tiếng chiêm hót sớm, trận nhàn bay khuya.

Câu 3. Chỉ ra những đặc điểm của truyện thơ Nôm trong văn bản. 

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:

- Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

(Bích Câu kì ngộ)

- Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

(Truyện Kiều)

Trả lời đọc hiểu

Câu 1

- Thể thơ lục bát

Câu 2:

- Biện pháp lặp cấu trúc “Có khi” 

- Lặp đi lặp lại 4 lần thể hiện những hành động của Tú Uyên khi không thể không nghĩ về người thiếu nữ đó. Chàng nhớ nàng chỉ nghĩ thôi chưa đủ, phải “gảy nên khúc đàn tranh” mong nàng nghe được tấm chân tình này, giống như cô gái Văn Quân khi nghe được tiếng đàn “Cầu hoàng” của Tương Như nên phải lòng đi theo. Phải mượn men say của “chén rượu đào” để thổ lộ tâm tư thầm kín hay chính là “mượn rượu để tỏ tình”. Tú Uyên mong được uống với nàng chén “ngọc giao” để kết duyên đôi lứa.

Câu 3:

Đặc điểm truyện thơ trong văn bản 

- Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.

- Về yếu tố trữ tình: truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.

Câu 4:

*Giống: 

- Đều là nỗi tương tư, nhớ mong

- Đều thể hiện nỗi nhớ “canh cánh” trong lòng

*Khác 

- Tú Uyên

+ Ngẩn ngơ nhớ về người đẹp 

+ Không thể gặp lại khiến Tú Uyên ngày càng nhớ mong 

- Kim Trọng

+ Nhớ đến sầu muộn

+ Cảm thấy một ngày dài như “ba thu”, mong chờ để được gặp người yêu.
 

icon-date
Xuất bản : 06/11/2023 - Cập nhật : 07/11/2023