logo

Đọc hiểu Tặng một vầng trăng sáng

Cùng Toploigiai trả lời đọc hiểu Tặng một vầng trăng sáng để thấy rằng sự bao dung, lòng vị tha, có thể cảm hóa con người trở lại với những hoàn lương của cuộc sống.


Đọc hiểu Tặng một vầng trăng sáng - Đề 1

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo ngôi kể thứ mấy?

Câu 2:  Hình ảnh vầng trăng sáng xuất hiện bao nhiêu lần trong văn bản?

Câu 3: Hành động của Thiền sư có khác gì cách hành xử phổ biến của người thường đối với kẻ trộm cắp?

Câu 4: Vì sao Thiền sư tin rằng ông đã tặng được người ăn cắp “ một vầng trăng sáng”? Ý nghĩa biểu tượng của “ vầng trăng sáng” trong văn bản là gì?

Câu 5: Bài học mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên?


Trả lời đọc hiểu

Câu 1: Ngôi kể thứ ba

Câu 2

- Vầng trăng xuất hiện trong đoạn trích 5 lần

Câu 3

- Bình thường, khi thấy kẻ trộm cắp, người ta thường vạch tội, bắt, và có khi đánh đập, đòi bồi thường và để họ chịu án phạt của pháp luật.
- Còn vị thiền sư đã khoan dung tha thứ, và đưa cho tên ăn cắp chiếc áo.

Câu 4

- Bởi tên trộm đã hiểu ra và đem lại trả áo, tức là tên trộm đã lấy lại được thiên lương trong sáng.

- Vầng trăng sáng là vầng trăng của thiên lương, của lòng tốt, của những điều tốt đẹp trong lòng con người.

Câu 5

- Cần có lòng khoan dung với những lỗi lầm, và đôi khi có thể cảm hóa được con người.

- Biết cách ứng xử và giải quyết tình huống sao cho hợp lí và nhẹ nhàng nhất có thể

Đọc hiểu Tặng một vầng trăng sáng

Đọc hiểu Tặng một vầng trăng sáng - Đề 2

Câu 1. Xác định nhân vật chính trong văn bản?

A. Tên trộm                                              

B. “Vầng trăng”

C. Thiền sư                                  

D. Người kể chuyện

Câu 2: Trong văn bản, không gian nào đã giúp Thiền sư “ngộ ra trí tuệ của mình”?

A. Trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc.

B. Một ngôi nhà tranh trên đỉnh núi.

C. Đường rừng núi xa xôi.

D. Trăng sáng ngoài cửa sổ.

Câu 3.  Câu nói “Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng” là lời của ai? 

A. Lời của người kể chuyện

B. Lời của tác giả

C. Lời của tên trộm

D. Lời của thiền sư.

Câu 4.  Dựa vào văn bản hãy xác định diễn biến cảm xúc của nhân vật Thiền sư? 

A. Vui mừng; kinh ngạc, bối rối; lúng túng; thương cảm.

B. Vui mừng; lúng túng; vui sướng; dịu dàng, ấm áp.

C. Vui mừng; thương cảm; vui sướng.

D. Vui mừng; kinh ngạc; thương cảm; vui sướng.

Câu 5: Nhân vật Thiền sư hiện lên trong văn bản là một con người có tính cách như thế nào? 

A. Dùng hành động tốt để cảm hóa con người.

B. Là người thiện tính, coi trọng con người.

C. Khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

D. Dùng đạo lý để khuyên răn con người.

Câu 6. Anh/ chị hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “ vầng trăng” trong văn bản?

A. Là phẩm chất tốt đẹp của con người được lộ ra trong hoàn cảnh khác thường.

B. Là biểu tượng cho sự kì diệu của Phật pháp, cái đẹp trong thiên tính của con người. 

C. Hành động cao đẹp của Thiền sư đã cảm hóa tên trộm khiến anh ta thay đổi.

D. Là cái nhìn tích cực về lẽ sống, lẽ đời mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc.

Câu 7: Anh / chị hãy tìm điểm khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản truyện cực ngắn trên?

A. Ngôn ngữ  trong truyện phát huy tối đa khả năng thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa.

B.  Ngôn ngữ trong truyện mang nhiều dấu hiệu đổi mới, táo bạo đáng ghi nhận.

C. Ngôn ngữ được “chưng cất”, giọt giũa đến mức tối đa, mang tính đa nghĩa cho văn bản.

D. Ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo và dấu ấn nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ.

Câu 8. Vì sao Thiền sư tin rằng ông đã tặng được cho tên trộm “ một vầng trăng sáng”?

Câu 9. Bài học mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên?

Câu 10.  Từ nội dung văn bản, anh/chị có chia sẻ gì về cảm nhận của bản thân sau khi đọc một truyện cực ngắn như trên?


Trả lời đọc hiểu

Câu 1: C. Thiền sư     

Câu 2: A. Trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc.     

Giải thích: Một vị thiền sư tu trong nhà tranh trên núi, một hôm, nhân một buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.

Câu 3: D. Lời của thiền sư.

Giải thích: 

Thiền sư lẩm bẩm nói:
- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.

Câu 4: C. Vui mừng; thương cảm; vui sướng.

Câu 5: B. Là người thiện tính, coi trọng con người.

Câu 6: B. Là biểu tượng cho sự kì diệu của Phật pháp, cái đẹp trong thiên tính của con người. 

Câu 7: A. Ngôn ngữ  trong truyện phát huy tối đa khả năng thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa.

Câu 8:

- Khi tên trộm đã ngộ ra về hành động sai trái của mình và đem lại trả áo, tức là tên trộm đã lấy lại được thiên lương trong sáng. Tính thiện của con người luôn ẩn giấu trong tâm hồn mỗi người, chỉ cần chúng ta tin tưởng, khoan dung với họ thì sẽ nhận lại những điều tốt đẹp.

Câu 9:

- Thiền sư đã dùng tình thương để đối đãi với tên trộm, với ông, bất kỳ ai gặp trong đời cũng đều như một vị khách quý đến nhà chơi.

- Nếu chúng ta lúc nào cũng giữ được tấm lòng trong sạch, khoan dung và tự tâm yên tĩnh như vậy thì dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có gặp kẻ xấu xa đến đâu cũng không thể làm ta nao núng.

Câu 10:

- Độc giả sẽ cảm thấy thêm yêu đời, yêu người và nhìn cuộc sống bằng con mắt hiền hòa, tươi sáng hơn sau khi đọc xong truyện.

- Truyện mang đậm chất triết lý, sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục, hướng thiện.

- Truyện gần gũi với đời sống, có tính thời sự ( cuộc sống vẫn còn hiện tượng chưa tốt nhưng con người không bao giờ mất niềm tin về xã hội tốt đẹp).

icon-date
Xuất bản : 05/11/2023 - Cập nhật : 05/11/2023