logo

Đọc hiểu Tự tình 1 (7 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tự tình 1 hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

TỰ TÌNH I

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

Mảnh tình san sẻ tí con con!

(Tự tình 2,Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr.18).


Đọc hiểu Tự tình 1 - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ? 

Câu 2: Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc thể hiện tâm trạng nhà thơ? 

Câu 3: Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì? 

Câu 4: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu 

   "Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

Câu 6: Hãy kể tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận người phụ nữ mà em đã học? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

- Tự tình tức là tự bộc lộ, thể hiện tình cảm của mình. Ở đây Hồ Xuân Hương muốn tự bộc bạch tâm tư, tình cảm của mình một cách thẳng thắn, bộc bạch nỗi niềm bất hạnh của kiếp má hồng.

Câu 2:

 - Từ “văng vẳng” và “dồn” gợi lên hình ảnh bước chân vội vã, bước đi trong hiu quạnh với tâm trạng rối bời, cô đơn của con người trước dòng chảy hiu quạnh của thời gian.

Câu 3: Từ “trơ”:

- Trong câu thơ thì từ “trơ” thể hiện sự cô đơn, hiu quạnh đến đáng thương.

- Nghĩa bóng của từ “trơ” là sự gan góc, bản lĩnh.

Câu 4: 

- Miêu tả sự trỗi dậy của thiên nhiên, như muốn vùng lên, phá ngang đất trời.

- Mang trong lòng sự phẫn uất Hồ Xuân Hương đã bộc bạch hết tâm trạng đó qua từng cảnh vật với bản lĩnh không cam chịu số phận đầy bất công của nữ nhi.

Câu 5:

- Với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tác giả thể hiện sắc nét từng hình ảnh của không gian, thời gian và cảnh vật nơi đây. Cùng với đó là tác giả sử dụng tài tình phương thức biểu cảm thể hiện sắc nét, rõ ràng tâm trạng của nhân vật hay chính tác giả.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm là chủ yếu 

Câu 6: Một số tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) 


Đọc hiểu Tự tình 1 - Đề số 2

Đọc hiểu Tự tình 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ trên có tựa đề là gì? Của tác giả nào? Giới thiệu đôi nét về tác phẩm

Câu 2: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ là gì?

Câu 3: Nếu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.

Câu 4: Hãy kể tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận người phụ nữ mà em đã học?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Tựa đề của bài thơ trên là: Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương.

- Đôi nét về tác phẩm:

+ Bài thơ “Tự tình II” là bài thơ nằm trong nhóm 3 bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Tác phẩm này được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2:

 Ý nghĩa nhan đề của bài thơ

+ Tác giả tự bộc lộ tâm tư tình cảm của chính bản thân mình mà không cần phải che đậy hay vay mượn. Tác giả chính là nói về bản thân với sự cô đơn, u sầu, khát khao có được hạnh phúc.

 + Không chỉ riêng nỗi niềm của Tác giả mà bài thơ Tự Tình II còn thể hiện nỗi đau của người phụ nú bị chèn ép, dở dang.

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

+ Nội dung bài thơ nói về thảm kịch của cuộc đời nữ nhi trong xã hội phong kiến xưa.

+ Khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc. Những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nó thật sự khó để có thể có được. Hồ Xuân Hương luôn đau đáu, mang niềm mơ ước về của cuộc sống tươi đẹp, về tình yêu của chính tác giả.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Bằng việc vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với việc sử dụng từ tiếng việt chính xác đã đem lại sự gần gũi hơn với người dân Việt Nam.

+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, minh họa rõ nét ý nghĩa của từng câu chữ khiến cho khát vọng và sự nổi loạn trong tâm tư của tác giả càng rõ nét hơn.

+ Cùng việc sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi hình như trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,...để diễn tả các cung bậc cảm xúc, làm phong phú thêm nỗi niềm của tác giả.

Câu 4: Tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận người phụ nữ như: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)


Đọc hiểu Tự tình 1- Đề số 3 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định các từ Hán Việt trong bài thơ.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong 2 câu đầu của bài thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Từ xuân trong hai câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ được viết ra nhằm thể hiện tâm trạng đấu tranh của tác giả trước cuộc đời số phận hẩm hiu của nữ nhi.

Câu 2: Từ Hán Việt được sử dụng trong bài là: “hồng nhan”. Hồng Nhan có nghĩa là người có khuôn mặt tròn chịa, xinh xắn.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong 2 câu đầu của bài thơ là biện pháp tu từ đảo ngữ: trơ cái hồng nhan…

=> Biện pháp đảo ngữ có tác dụng lột tả chính xác nhất nỗi buồn như trơ trọi giữa cuộc đời.

Câu 4: Từ xuân trong hai câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là:

- Từ (xuân lại lại): mùa xuân theo quy luật của đất trời.

- Từ (xuân đi) có nghĩa chỉ tuổi tác, lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất của người phụ nữ qua đi.


Đọc hiểu Tự tình 1- Đề số 4 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 3. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ. Nêu nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả.

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

"Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm."

Câu 5. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

Câu 6. Cảm nhận về thái độ của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối:

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Biểu cảm.

Câu 2. 

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 3. 

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ là: Tiếng gà văng vẳng gáy; mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ.

→ Nhận xét:

+ Ngoại cảnh bài thơ là những dấu hiệu báo hiệu màn đêm buông xuống.

+ Ngoại cảnh này còn gợi lên không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

Câu 4. 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: phép đối (trước nghe - sau giận; rên rỉ - mồm mõm).

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào mối quan hệ đối xứng giữa ngoại cảnh và tâm cảnh đồng thời tạo nên sự cân đối giữa các câu thơ.

Câu 5. 

Ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ có rất nhiều từ thuần Việt và từ láy.

Câu 6. 

Tác giả đã thể hiện thái độ đồng cảm và những ý thức sâu sắc về thân phận của mình.


Đọc hiểu Tự tình 1- Đề số 5 

Đọc hiểu Tự tình 1 (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ "Tự tình"?

Câu 3. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng.

Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ sau:

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1. 

Thể thơ của văn bản là: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. 

Nhan đề bài thơ "Tự tình" có nghĩa là tự mình bộc bạch những tâm tự, tâm sự của mình.

Câu 3. 

Các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ là: văng vẳng, rền rĩ, mõm mòm.

→ Tác dụng: Tạo sức hấp dẫn và tính biểu đạt, biểu cảm cho bài thơ.

Câu 4. 

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những âm thanh khác nhau giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

+ Tạo sự cân xứng cho lời thơ và tính biểu cảm cho bài thơ.


Đọc hiểu Tự tình 1- Đề số 6 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể thơ và bố cục bài thơ trên.

Câu 2: Chỉ ra một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên.

Câu 3: Yếu tố âm thanh, hình ảnh trong bài Tự tình 1? Nêu tác dụng của các yếu tố đó.

Câu 4: Theo em bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình ?

Câu 5: Nêu tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong hai dòng thơ sau:

"Mõ thẳm không khua mà cũng cốc

Chuông sâu chẳng đánh cờ sao om?"

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

Thể thơ của văn bản là: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Bố cục bài thơ trên là: chia làm 4 phần (đề, thực, luận, kết)

Câu 2: 

Một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên là: Bài thơ có 8 câu và 7 tiếng và nghệ thuật đối ở hai câu thực và câu luận.

Câu 3: 

Yếu tố âm thanh, hình ảnh trong bài Tự tình 1 là: Tiếng gà, tiếng mõ, tiếng chuông

→ Tác dụng: Tạo sự tĩnh mịch và yên ăng của không gian đêm tối.

Câu 4: 

Theo em bài thơ là lời tâm sự của tác giả Hồ Xuân Hương về mối tình và thân phận éo le của mình. Điều đó có thể thấy nhan đề Tự tình chính là lời bộc bạch của tác giả.

Câu 5: 

"Mõ thẳm không khua mà cũng cốc

Chuông sâu chẳng đánh cờ sao om?"

→ Tác dụng của câu hỏi tu từ trong hai câu thơ trên là: tạo âm thanh da diết và sâu thẳm trong đêm tối.


Đọc hiểu Tự tình 1- Đề số 7 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Qua nhan đề bài thơ, em hiểu điều gì?

Câu 2: Điệp từ “én” và điệp từ “nồng” có tác dụng gì để diễn tả tâm trạng của nhà thơ?

Câu 3: Từ “trơ” trong câu thơ “Ba mặt đỏ nước non” được hiểu theo nghĩa nào?

Câu 4: Tác dụng đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu.

Rõ ràng là mặt đất đầy rêu

Phá vỡ chân mây và đá

Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 6: Em hãy nêu những tác phẩm khác viết về thân phận người phụ nữ mà em đã học?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

Qua nhan đề bài thơ, em có thể thấy đây chính là những tâm sự, băn khoan trong lòng tác giả.

Câu 2: 

Điệp từ “én” và điệp từ “nồng” có tác dụng để diễn tả tâm trạng hoang mang, lo lắng và cô đơn của nhà thơ.

Câu 3: 

Từ “trơ” trong câu thơ “Ba mặt đỏ nước non” được hiểu là lẻ loi, đáng thương.

Câu 4: 

Rõ ràng là mặt đất đầy rêu

Phá vỡ chân mây và đá

Tác dụng đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: Thông qua hình ảnh quật cường, bứt phá của thiên nhiên, tác giả muốn nói về cá tính và sự trỗi dậy của mình.

Câu 5: 

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phương thức biểu đạt chính là biểu đạt.

Câu 6: 

Những tác phẩm khác viết về thân phận người phụ nữ mà em đã học là Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Chinh phục ngâm bài hát (Đặng Trần Côn).

>>> Tham khảo: Top 5 bài phân tích Tự tình 1

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tự tình 1. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 16/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023