logo

Đọc hiểu Tự thuật (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tự thuật hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Tự thuật - Đề số 1

TỰ THUẬT 

Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay 

Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay! 

Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? 

Răng long ngày trước vẫn còn đây! 

Câu thơ được chửa, thưa rằng được, 

Chén rượu say rồi, nói chửa say. 

Kẻ ở trên đời lo lắng cả, 

Nghĩ ra ông sợ cái ông này. 

( Nguyễn Khuyến) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? 

Câu 2: Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình tự thuật điều gì?

Đọc hiểu Tự thuật

Câu 3: Lời Tự thuật cho thấy phẩm chất đáng quý nào của nhân vật trữ tình? 

Câu 4: Nhận định nào đúng với những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình tự thuật

A: Không thích nghi được với thời cuộc không có tài năng 

B: Có nhiều thói xấu không được mọi người yêu quý 

C: Bế tắc trước thời cuộc và chán ngán cuộc sống vô vị 

D: Nỗi niềm bất đắc dĩ và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, đáng sợ 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Nhân vật trữ tình là nhân vật "ông". Xuất hiện với mái tóc bạc và răng long đang ngồi uống rượu làm thơ.

Câu 2: Nhân vật trữ tình tự thuật về chính mình và hoàn cảnh uống rượu ngâm thơ của mình.

Câu 3: Trong lời tự thuật của nhân vật trữ tình cho thấy sự khiêm nhường

Câu 4: Đáp án C. Bế tắc trước thời cuộc và chán ngán cuộc sống vô vị


Đọc hiểu Tự thuật - Đề số 2

TỰ THUẬT

Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay 

Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay! 

Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? 

Răng long ngày trước vẫn còn đây! 

Câu thơ được chửa, thưa rằng được, 

Chén rượu say rồi, nói chửa say. 

Kẻ ở trên đời lo lắng cả, 

Nghĩ ra ông sợ cái ông này. 

( Nguyễn Khuyến) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ được gieo vần gì?

Câu 2: Nhân vật trữ tình là ai? Xuất hiện như thế nào? 

Câu 3: Có thể chia bố cục bài thơ theo cách nào?

Câu 4: ''Tự thuật'' trong bài thơ có nghĩa là gì? Nhân vật trữ tình tự thuật điều gì? 

Câu 5: Tại sao nói thơ Nguyễn Khuyến viết về bản thân thường là những lời gan ruột mang nặng nỗi đau thời thế và là lời tự thật của một nhất.

Câu 6: Điều tâm đắc nhất của em về tự thuật trong thơ này là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Bài thơ được gieo vần "ay"

Câu 2: Nhân vật trữ tình là nhân vật "ông" với mái tóc bạc và răng long đang ngồi uống rượu làm thơ.

Câu 3: Có thể chia bố cục bài thơ theo cách sau:

Phần 1: Từ đầu đến còn đây: Giới thiệu về ngoại hình nhân vật "ông"

Phần 2: Tiếp đến ông này: Bối cảnh của nhân vật "ông"

Câu 4: ''Tự thuật'' trong bài thơ có nghĩa là tự kể, nói lên suy nghĩ của chính nhân vật "ông".

- Nhân vật trữ tình tự thuật về chính mình và hoàn cảnh uống rượu ngâm thơ của mình 

Câu 5: Nói thơ Nguyễn Khuyến viết về bản thân thường là những lời gan ruột mang nặng nỗi đau thời thế và là lời tự thật của một nhà thi nhân mang trong mình đầy suy tư và ông đã gửi gắm nó qua chính những đứa con tinh thần của mình.

Câu 6: Điều tâm đắc nhất của em về tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến đó là sự giản dị, thanh cao với ngôn ngữ giản dị mang tính chất đời thường. Vì nó giúp cho người đọc dễ hiểu những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Qua đó bộc lộ được tài năng thơ ca của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tự thuật. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 16/12/2022 - Cập nhật : 28/08/2023