logo

Đọc hiểu truyện cười Đi chợ

Truyện cười là thể loại văn học dân gian, là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp, có tác dụng gây cười, lấy tiếng cười để khen chê và mua vui, giải trí. Hãy cùng Toploigiai trả lời câu hỏi Đọc hiểu truyện cười Đi chợ nhé!


Đọc hiểu truyện cười Đi chợ

ĐI CHỢ

Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng và hai cái bát, dặn: 
Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé!
Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về hỏi bà: 
- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?
Bà phì cười: 
- Bát nào chưng tương, hát nào đựng mắm mà chẳng được. 
Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, câu lại ba chân bốn cẳng chạy về, hỏi:
- Nhưng đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam – NXB Giáo dục năm 2000)

Câu 1. Truyện "Đi chợ" thuộc thể loại nào?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Đi chợ" là gì?

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? 

Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Đi chợ" nhằm mục đích gì?

Câu 5. Xác định đề tài của câu chuyện "Đi chợ 

Câu 6. Đối tượng mà tiếng cười hưởng đến trong truyện là ai?

Câu 7. Xác định chức năng của thán từ được sử dụng trong câu sau: “Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?”

Câu 8. Xác định hàm ý trong câu sau: "Bát nào dựng thương, bắt nào đụng mắm mà chẳng được." 

Câu 9. Xác định chức năng của trợ từ được sử dụng trong câu văn sau:" - Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé?

Câu 10. Xác định thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện. 

Câu 11. Xác định bối cảnh của câu truyện cười trên.

Câu 12. Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật nào của truyện cười? 

Câu 13. Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để nhằm mục đích gì?

Câu 14. "Cậu bé” trong câu chuyện là người như thế nào?

Câu 15. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất cho bản thân mà em rút ra được từ văn bản "Đi chợ"

Câu 16. Từ văn bản "Đi chợ", em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày hiểu biết của em về tác hại của một thói quen xấu mà tiếng cười  đến trong văn bản. 

Đọc hiểu truyện cười Đi Chợ

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Truyện "Đi chợ" thuộc thể loại Truyện cười

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Đi chợ": Tự sự

Câu 3:

Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy ba

Câu 4: 

Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Đi chợ" nhằm mục đích giải trí, mang tính chất hài hước.

Câu 5: 

Đề tài của câu chuyện "Đi chợ" là châm biếm.

Câu 6: 

Đối tượng mà tiếng cười hướng đến trong truyện là cậu bé.

Câu 7:

Chức năng của thán từ "Bà ơi" trong câu "Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm" là để gọi người khác và truyền đạt thông điệp.

Câu 8: 

Hàm ý trong câu "Bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm mà chẳng được" là không quan trọng bát nào đựng tương hay mắm, bát nào cũng đựng được như nhau.

Câu 9: 

Trợ từ "nhé" được sử dụng để nhấn mạnh 

Câu 10: 

Thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện là sự hiểu sai thông điệp và tạo ra những tình huống hài hước.

Câu 11: 

Bối cảnh của câu truyện cười trên là một cậu bé được bà sai đi chợ và gặp những tình huống hài hước trong việc hiểu sai lời bà và áp dụng máy móc.

Câu 12: 

Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật hài hước, ví dụ cho một tình huống khi không hiểu lời bà dặn, hành động máy móc.

Câu 13: 

Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để mang tính chất giải trí và tạo niềm vui cho người đọc.

Câu 14: 

"Cậu bé" trong câu chuyện là một đứa trẻ ngây thơ và hài hước, không hiểu rõ ý nghĩa của lời dặn của bà.

Câu 15: 

Bài học ý nghĩa nhất mà em có thể rút ra từ văn bản "Đi chợ" là cần phải lắng nghe và hiểu rõ trước khi đưa ra những hành động hoặc câu hỏi. Đôi khi, sự hiểu sai thông điệp có thể gây ra những hiểu lầm và tình huống hài hước không đáng có. Chúng ta cần chú ý lắng nghe và xác định rõ ý nghĩa trước khi đưa ra những hành động hoặc câu hỏi để tránh những hiểu lầm không đáng có. 

Câu 16: 

Thói quen xấu mang lại nhiều tác hại như trong văn bản “Đi chợ” trên khi người bà nhờ cháu đi mua tương, mua mắm, cậu bé không thể tự nhận biết được bát và tiền sử dụng như nào, vì chưa bao giờ mua và đã hiểu sai lời bà dặn, hoạt động một cách máy móc. Dẫn tới kết quả không tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/01/2024 - Cập nhật : 18/01/2024