logo

Đọc hiểu truyện cười Chiếm hết chỗ

Truyện cười là thể loại văn học dân gian, là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp, có tác dụng gây cười, lấy tiếng cười để khen chê và mua vui, giải trí. Hãy cùng Toploigiai trả lời câu hỏi Đọc hiểu truyện cười Chiếm hết chỗ để thấy tác hại của việc tham lam, sống ích kỉ nhé!


Đọc hiểu truyện cười Chiếm hết chỗ 

CHIẾM HẾT CHỖ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới đến của nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: 
- Bước ngay! Rã trông như người ở cưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói: 
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn đưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chinh - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1. Truyện "Chiếm hết chỗ thuộc thể loại nào? 

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếm hết chỗ" là gì?

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Chiếm hết chỗ" nhằm mục đích gi? 

Câu 5. Xác định đề tài của câu chuyện "Chiếm hết chỗ"?

Câu 6. Đối tượng mà tiếng cười hướng đến trong truyện là ai? 

Câu 7. Xác định chức năng của thán từ được sử dụng trong câu sau - Bước ngay! Rô trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!"

Câu 8. Xác định hàm ý trong câu sau: "Ở cười ấy các nhà giàu chiếm hết và chỗ rồi."

Câu 9. Xác định chức năng của trợ từ được sử dụng trong câu văn sau: “Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!"? 

Câu 10. Xác định thủ pháp gây cưới được sử dụng trong câu chuyện.

Câu 11. Xác định bởi cảnh của câu truyện cười trên.

Câu 12. Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?

Câu 13. Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hải để nhằm mục đích gì?

Câu 14. “Người nhà giàu" trong câu chuyện là người như thế nào? 

Câu 15. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất cho bản thân mà em rút ra được từ văn bản "Chiếm hết chỗ ?

Câu 16. Từ văn bản "Chiếm hết chỗ", em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày hiểu biết của em về tác hại của một thói quen xấu mà tiếng cười hưởng đến trong văn bản.  

Đọc hiểu truyện cười Chiếm hết chỗ

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Truyện "Chiếm hết chỗ" thuộc thể loại truyện cười.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếm hết chỗ" là tự sự.

Câu 3:

Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ ba 

Câu 4:

Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Chiếm hết chỗ" nhằm mục đích giải trí, gây cười, mang tính chất hài hước. 

Câu 5:

Xác định đề tài của câu chuyện "Chiếm hết chỗ" là châm biếm

Câu 6:

Đối tượng mà tiếng cười hướng đến trong truyện là người nhà giàu 

Câu 7:

Chức năng của thán từ “Bước ngay” được sử dụng trong câu sau - Bước ngay! Rô trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!" để ngăn cản người ăn xin vào nhà.

Câu 8:

Hàm ý trong câu "Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!" Người giàu ăn ở thất đức, keo kiệt nên chiếm hết chỗ ở dưới địa ngục.

Câu 9:

Trợ từ "đấy" được sử dụng dùng để nhất mạnh. 

Câu 10:

Thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện là sự châm biếm, lấy điểm yếu của người giàu để tạo ra hiệu ứng hài hước.

Câu 11:

Bối cảnh của câu truyện cười là một người ăn mày đến xin ăn tại cửa nhà giàu.

Câu 12:

Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật mang thói hư tật xấu trong xã hội 

Câu 13: 

Truyện cười sử dụng tiếng cười chứa đựng cái hài nhằm mục đích châm biếm, chỉ trích sự tham lam và kinh thường người khác của người giàu.

Câu 14:

"Người nhà giàu" trong câu chuyện là người có tài sản giàu có và không quan tâm, kinh thường người nghèo. 

Câu 15:

Bài học ý nghĩa nhất mà em có thể rút ra là cần phải chia sẻ và quan tâm đến những người khó khăn hơn, không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân.

Câu 16: 

Thói quen xấu như tham lam, không biết giúp đỡ dẫn tới rất nhiều tác hại, không xây dựng được các mối quan hệ xã hội, thể hiện mình là người không có ý thức, không có học thức. Mỗi chúng ta cần sẻ chia và quan tâm đến mọi người

icon-date
Xuất bản : 18/01/2024 - Cập nhật : 18/01/2024