logo

Đọc hiểu Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc (Trắc nghiệm)

Hãy cùng Toploigiai hướng dẫn trả lời Đọc hiểu Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc (Trắc nghiệm) để thấy được hình ảnh nhân vật Núp đầy ý chí, nghị lực.


Nội dung văn bản: Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc 

- Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]

Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […]

- Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […].

Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […]

Bây giờ, anh đi đâu?

- Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn:

- Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá:

- Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. 

Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen:

- Núp con người tốt,biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!... 

(Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc)


Đọc hiểu Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc (Trắc nghiệm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận 

Đáp án: B. Miêu tả

Giải thích: 

Dựa vào khái niệm miêu tả

Miêu tả là việc sử dụng ngôn ngữ để tái hiện và làm nổi bật lại hình ảnh của một sự vật, sự việc, bối cảnh để từ đó giúp người đọc người nghe, hình dung được sự vật, sự việc đó 

Văn bản trên tái hiện hình ảnh nhân vật Núp trong thời chống thực dân Pháp -  người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh==> Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là miêu tả

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai? 

A. Là mai Du

B. Là mai Liêu

C. Là Núp

D. Là già làng 

Đáp án: C. Là Núp 

Giải thích: Đọc toàn bộ văn bản, ta sẽ nhận biết được nhân vật chính trong truyện là Núp

Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện.

A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp.

B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh.

C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp.

D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ. 

Đáp án: B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh.

Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều? 

A. Vì  mai Du suốt lúa chưa được nhiều.

B. Vì  nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa. 

C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng.

D. Cả A,B,C. 

Đáp án: B. Vì  nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa. 

Giải thích: Đọc đoạn văn 

Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]

Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […]

Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa:

A.  Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời.

B. Sợ Pháp nên bỏ chạy.

C. Không hiểu tình hình đất nước.

D. Gan dạ. 

Đáp án: A.  Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời.

Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”? 

A.  Thực dân Pháp xảo quyệt

B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le  chiếm đóng, thống trị dân ta.

C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta.

D. Thực dân Pháp tàn ác.

Đáp án: B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le  chiếm đóng, thống trị dân ta.

Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì? 

A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ.

B. Núp khao khát được đánh giặc.

C. Núp muốn lập công.

B. Núp quá liều lĩnh. 

Đáp án: A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ.

Câu 8. Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp?

A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ.

B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi.

C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời.

D. Cả A,B,C.  

Đáp án: D. Cả A,B,C.  

Giải thích: Các đoạn văn làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp trong văn bản

Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. 

Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen:

- Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!... 

Đọc hiểu Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc (Trắc nghiệm)

Đọc hiểu Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc (Tự luận)

Câu 9. Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp?    

Qua những điều em biết ở văn bản trên, suy nghĩ của em về nhân vật Núp: Dù sinh ra trong hoàn cảnh không may mắn nhưng Núp là người tốt bụng, không ngừng cố gắng, vô cùng chăm chỉ. Cảm phục trước tinh thần vượt khó, giàu ý chí, nghị lực và tình yêu đất nước.

Câu 10. Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố? 

Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta vẫn phải mạnh mẽ, sống hết mình. Luôn chăm chỉ lao động, không ngừng cố gắng. Hãy biết giúp đỡ mọi người, sống thật tốt, thật tích cực thì chắc chắn sẽ được nhiều người

icon-date
Xuất bản : 09/03/2024 - Cập nhật : 15/03/2024