logo

Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư

"Ngọn đèn không tắt" là một tác phẩm hay và đầy cảm xúc của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư - ảnh 1

Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư - Đề 1

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn truyện.

Câu 2. Liệt kê các điểm nhìn trần thuật có trong đoạn trích?

Câu 3. Các từ ngữ in đậm trong câu thoại sau có đặc điểm gì: “- Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hổng ấy cho con Tươi đi, chịu hôn?”

Câu 4. Sự việc nào đóng vai trò là “nút thắt” (tạo ra tình huống) trong cốt truyện của đoạn trích trên?

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư - Đề 1

Câu 1.

- Ngôi kể của đoạn truyện: Ngôi kể thứ ba

Câu 2.

- Các điểm nhìn trần thuật có trong đoạn trích:

+ Điểm nhìn của người kể chuyện

+ Điểm nhìn của các nhân vật

+ Điểm nhìn bên ngoài

+ Điểm nhìn bên trong

Câu 3.

- Các từ ngữ in đậm có đặc điểm:

+ Từ ngữ đời thường

+ Mang tính biểu cảm cao

+ Đậm chất Nam Bộ

Câu 4.

- Sự việc đóng vai trò nút thắt của câu truyện là: “Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”.

Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi”

Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư - ảnh 2

Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư - Đề 2

Câu 1. Qua đoạn trích, anh/ chị thấy nhân vật Tươi là người như thế nào?

Câu 2. Người kể chuyện thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật “người ta” (đại diện cho Ủy ban xã) qua lời kể: “Không hiểu người ta vô tình quên rằng ông đã khuất hay cố ý nhớ đã từng có một con người như thế trên cõi đời này”?

Câu 3. Việc Tươi lẽo đẽo theo ông, nghe ông kể chuyện xưa bị Má Tươi cho rằng: “Con Tươi đi theo ông nội riết nó… khùng”. Anh (chị) có đồng tình với suy nghĩ của má Tươi không? Vì sao?

Câu 4. Anh/ chị hiểu như thế nào về nhan đề “Ngọn đèn không tắt”? (viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư - Đề 2

Câu 1.

- Qua đoạn trích, em thấy nhân vật Tươi là đứa cháu rất thương ông, thấu hiểu tình cảm cũng như công việc “kể chuyện lịch sử” của ông; biết trân trọng những con người ngã xuống giữ gìn mảnh đất quê hương.

Câu 2.

- Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật "người ta" (đại diện cho Ủy ban xã):

+ Nghiêm khắc phê bình về cách làm việc hời hợt, quan liêu của Ủy ban xã.

+ Ngầm nhắc nhở mọi người cần biết ơn và quan tâm đến những người có công với đất nước.

Câu 3.

- Em không đồng tình với suy nghĩ của má Tươi.

- Bởi vì: Tươi là một bạn trẻ nhưng biết trân trọng lịch sử, trân trọng những thế hệ đi trước bằng thái độ quan tâm, bằng ý thức tự nguyện gìn giữ và tiếp nối truyền thống tốt đẹp.

Câu 4.

- Nhan đề "Ngọn đèn không tắt" là một hình ảnh ẩn dụ đầy tinh tế, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Nhan đề đã tôn vinh những con người đã ngã xuống, đã hi sinh vì Tổ quốc hôm nay. Họ ngã xuống vì hạnh phúc, hòa bình của đất nước. Họ cũng giống như những ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn sáng rực rỡ dù đứng trước bao nhiêu khó khăn đi chăng nữa. Những ngọn đèn ấy cũng luôn đong đầy nỗi nhớ cũng như sự tôn trọng của các thế hệ mai sau.

icon-date
Xuất bản : 22/11/2023 - Cập nhật : 22/11/2023