logo

Đọc hiểu Lễ hội dân gian độc đáo của dân tộc Chàm ở Ninh Thuận

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Lễ hội dân gian độc đáo của dân tộc Chàm ở Ninh ThuậnChỉ ra và nêu tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. Đoạn trích có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của sự kết hợp đó. Nếu được giới thiệu về một lễ hội đặc sắc ở quê hương em cho mọi người được biết thì em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản nào? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (7 - 10 dòng)

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận 

      Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ được chiêm bái ở các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.

      Khi hoa ta-ghi-lao nở tím sườn núi, làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nô nức chuẩn bị Tết Ka-tê. Lễ hội Ka-tê được tổ chức vào đầu tháng 7 lịch Chăm (tương ứng cuối tháng 9 - đầu tháng 10 dương lịch). Trước đây, dù được mùa hay mất mùa, ngày hội Ka-tế đều kéo dài một tháng. Hiện nay, lễ hội này của người Chăm đã được rút ngắn với thời gian một tuần, trong đó, những lễ thức quan trọng sẽ tiến hành 3 ngày liên tục. [...]

      Sáng sớm ngày đầu tiên của Lễ hội Ka-tê, đại lễ diễn ra tại đền tháp Poklong Ga-rai. Không gian quanh tháp như mở rộng ra bởi sự tham dự của hàng vạn người. Người Chăm hành hương trong Lễ hội Ka-tê xếp thành hàng dài, ngay ngắn trên con đường đi lên đỉnh đồi mà ngôi tháp cổ tọa lạc. Họ mong muốn được dự lễ mở cửa tháp và dâng lên thần linh những sản vật mới thu hoạch của gia đình. Khi những nghi lễ đầu tiên diễn ra tại tháp Pô-klong Ga-rai thì tại làng Kuh Nhút, xã Phước Hà, một đoàn người rước y trang của thần linh khởi hành về hướng Lễ hội Ka-tê. Đoàn rước lễ vật bao gồm các giả lăng, chức sắc cùng đông đảo bà con người Chăm và người Ra-glai. [...] Đoàn người Ra-glai trang trọng mang y phục dâng thần linh từ trên núi về làng của người Chăm. Theo quan niệm truyền thống của dân tộc Chăm, nếu người Ra- glai không xuống cúng lễ thì họ không được phép mở cửa tháp để tiến hành các nghi thức của Lễ hội Ka-tê. Điều này cho thấy, sự xuất hiện của người Ra-giai quyết định sự thành công của Lễ hội Ka-tê.

      Đến ngày thứ hai của lễ hội, đoàn người Chăm và Raglai mới tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klong Ga-rai. Thầy cả lễ vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp. Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lộng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống. Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng. Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la, thổi kèn bầu. Dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, mã la phát ra âm thanh dồn dập làm xao động tâm hồn người tham dự lễ hội. Với đồng bảo Ra- glai, mã la là thứ tài sản quý giá, là nhạc cụ truyền thống luôn đồng hành với họ trong cuộc sống. Thầy cả sư là người chủ trị nghi lễ cúng tạ ơn thần linh. Khi nhạc điệu của tiếng đàn Ka-nhi vang lên, cũng là lúc các vị cả sư rót rượu vào chén dựng lên những vị thần. Tiếp đó nghỉ lễ mặc y trang cho các vị thần được tiến hành. Giây phút long bào lộng lẫy khoác lên tượng thần được coi là thời khắc thiêng liêng nhất. Đây cũng là lúc nghệ nhân kéo đàn Ka-nhi say sưa cất tiếng hát. Ca từ và giai điệu da diết, khiến người nghe liên tưởng bài hát sẽ được gió mây mang đến các vị thần linh lời mời của dân làng, cầu mong các ngài hãy về bên tháp, lắng nghe những ước nguyện của họ. Xung quanh tháp, người dẫn trải chiếu rồi đặt mầm để bày lễ vật tế thần. Họ hy vọng, cuộc tiếp xúc thần linh tối cao của các chức sắc Bà La Môn sẽ giúp họ đạt được ý nguyện của minh. 


Đọc hiểu Lễ hội dân gian độc đáo của dân tộc Chàm ở Ninh Thuận

Đọc hiểu Lễ hội dân gian độc đáo của dân tộc Chàm ở Ninh Thuận

Câu 1. Dòng nào nêu đúng nguồn dẫn của văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận ?

A. Báo Nhân dân, ngày 11/07/2017, không có tác giả

B. Báo Thegioidisan.vn, 11/07/2017, Đào Bình Trịnh

C. Báo Sài Gòn tiếp thị, 11/07/2017, phóng viên toà báo

D. Báo Thanh niên, 11/07/2017, Vietnamnet

Câu 2. Đoạn trích trên cung cấp thông tin về sự kiện chính nào ?

A. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

B. Các lễ hội ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ

C. Lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận 

D. Lễ hội của người  Bà La Môn

Câu 3. Lễ hội Ka-tê được tổ chức vào thời gian nào trong năm?

A. Vào tháng Giêng 

B. Đầu tháng 7 lịch Chăm

C. Khi người dân thu hoạch vụ mùa xong

D. Đầu tháng 12 lịch Chăm

Câu 4. Sa pô của văn bản (phần in đậm sau nhan đề) có tác dụng gì?

A. So sánh lễ hội Ka-tê với các lễ hội khác trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm.

B. Thu hút sự chú ý của người đọc, nhấn mạnh sự kiện lễ hội Gióng.

C. Thu hút người đọc, định hướng nội dung chính của văn bản.

D. Kể lại diễn biến lễ hội Ka-tê.

Câu 5. Nội dung chính của văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là:

A. Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê 

B. Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê và phần tổ chức nghi lễ của lễ hội.

C. Giới thiệu diễn biến của lễ hội hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận 

D. Tái hiện không khí lễ hội Ka-tê vô cùng náo nhiệt của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận 

Câu 6. Theo văn bản, thầy cả sư là người có vai trò gì trong buổi lễ?

A. Là thợ đánh mã la, thổi kèn bầu

B. Là người kéo đàn Ka-nhi say sưa và hát. 

C. Là người nhờ gió mây mang đến các vị thần linh lời cầu nguyện của dân làng

D. Là người chủ trì nghi lễ cúng tạ ơn thần linh

Câu 7. Dòng nào nêu đúng bố cục và cách trình bày của văn bản?

A. Có nhan đề, có chú thích cuối văn bản, có kênh hình

B. Có nhan đề, sa pô, có chú thích cuối văn bản, hình ảnh

C. Có nhan đề, sa pô, tài liệu tham khảo cuối văn bản

D. Có nhan đề, sa pô, chú thích cuối văn bản.

Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 9. Đoạn trích có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của sự kết hợp đó.

Câu 10. Nếu được giới thiệu về một lễ hội đặc sắc ở quê hương em cho mọi người được biết thì em  sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản nào? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (7  10 dòng)


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Dòng nào nêu đúng nguồn dẫn của văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận ?

A. Báo Nhân dân, ngày 11/07/2017, không có tác giả

B. Báo Thegioidisan.vn, 11/07/2017, Đào Bình Trịnh

C. Báo Sài Gòn tiếp thị, 11/07/2017, phóng viên toà báo

D. Báo Thanh niên, 11/07/2017, Vietnamnet

Câu 2. Đoạn trích trên cung cấp thông tin về sự kiện chính nào ?

A. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

B. Các lễ hội ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ

C. Lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận 

D. Lễ hội của người Bà La Môn

Câu 3. Lễ hội Ka-tê được tổ chức vào thời gian nào trong năm?

A. Vào tháng Giêng 

B. Đầu tháng 7 lịch Chăm

C. Khi người dân thu hoạch vụ mùa xong

D. Đầu tháng 12 lịch Chăm

Câu 4. Sa pô của văn bản (phần in đậm sau nhan đề) có tác dụng gì?

A. So sánh lễ hội Ka-tê với các lễ hội khác trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm.

B. Thu hút sự chú ý của người đọc, nhấn mạnh sự kiện lễ hội Gióng.

C. Thu hút người đọc, định hướng nội dung chính của văn bản.

D. Kể lại diễn biến lễ hội Ka-tê.

Câu 5. Nội dung chính của văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là:

A. Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê 

B. Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê và phần tổ chức nghi lễ của lễ hội.

C. Giới thiệu diễn biến của lễ hội hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận 

D. Tái hiện không khí lễ hội Ka-tê vô cùng náo nhiệt của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận 

Câu 6. Theo văn bản, thầy cả sư là người có vai trò gì trong buổi lễ?

A. Là thợ đánh mã la, thổi kèn bầu

B. Là người kéo đàn Ka-nhi say sưa và hát. 

C. Là người nhờ gió mây mang đến các vị thần linh lời cầu nguyện của dân làng

D. Là người chủ trì nghi lễ cúng tạ ơn thần linh

Câu 7. Dòng nào nêu đúng bố cục và cách trình bày của văn bản?

A. Có nhan đề, có chú thích cuối văn bản, có kênh hình

B. Có nhan đề, sa pô, có chú thích cuối văn bản, hình ảnh

C. Có nhan đề, sa pô, tài liệu tham khảo cuối văn bản

D. Có nhan đề, sa pô, chú thích cuối văn bản.

Câu 8. 

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh. 

=> Tác dụng:

+ Làm cho đoạn văn thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

+ Giúp cho người đọc hình dung được một phần khung cảnh lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăn ở Ninh Thuận.

Câu 9. 

Đoạn trích có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt như tự sự kết hợp biểu cảm.

=> Tác dụng của sự kết hợp đó đã làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn và giàu tính biểu cảm, biểu đạt hơn.

Câu 10. 

      Quê hương em -Tuyên Quang được biết đến là nơi có lễ hội Trung thu to và đẹp nhất cả nước với muôn vàn kỉ lục được lập ra tại lễ hội này. Ngày trung thu là một ngày rằm tháng tám nhưng quê hương em đã tất bật từ khâu chuẩn bị đến khâu rước đèn khoảng 3 tháng trước ngày trung thu. Không khí rộn ràng nhất là vào tầm một tháng trước khi lễ hội chính ngày trung thu diễn ra vào khoảng ngày 13-15 tháng 8 âm lịch. Những mô hình to với những hình dáng và kích thước khác nhau được trang trí đèn sáng rực cả một góc trời. Tất cả các mô hình đều tập trung về quảng trường thành phố đễ diễu hành. Vào những ngày lễ hội, không chỉ người dân địa phương mà còn có cả các khách du lịch từ các tỉnh khác nhau, thậm chí có cả du khách nước ngoài cũng về đây hòa chung vào bầu không khí vui tươi này. Có thể nói, lễ hội Trung thu là một nét đẹp văn hóa đặc sắc mà người dân Tuyên Quang luôn tự hào.

 -------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Lễ hội dân gian độc đáo của dân tộc Chàm ở Ninh Thuận. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2023 - Cập nhật : 08/09/2023