logo

Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều (5 đề)

icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thùy Phương

Học vị:

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 2 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thùy Phương

Học vị:

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 2 năm kinh nghiệm

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ. Theo anh/chị, thái độ của tác giả khi chứng kiến cái chết của con chim sẻ như thế nào?

Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Con chim sẻ nhỏ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão về gần sáng

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú

Không còn nghe tiếng cánh chim về

Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt

Một con mèo hàng xóm lại tha đi

Nó để lại trong tổ những quả trứng

Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

 

Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 108)


Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 1

Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?

Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ:

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Câu 4. Theo anh/chị, thái độ của tác giả khi chứng kiến cái chết của con chim sẻ như thế nào?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là Biểu cảm.

Câu 2. 

Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là nhân vật tôi.

Câu 3. 

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Biện pháp tu từ trong câu thơ trên là: 

+ Nhân hóa: Trứng lăn vào giấc ngủ.

+ So sánh: Tiếng trứng lăn như đá lở trên ngàn.

=> Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn và giàu tính biểu cảm hơn.

+ Nhấn mạnh vào nỗi niềm ân hận của tác giả với những trái trứng sau đêm mưa bão.

Câu 4. 

Khi chứng kiến cái chết của con chim sẻ, tác giả đã có thái độ ăn năn, hối hận và tự trách bản thân mình vì đã để mặc con chim sẻ cùng những quả trứng - những đứa con của chim chết đi. 


Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 2

Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 2

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Con chim sẻ đã chết trong hoàn cảnh như thế nào?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tâm trạng của tác giả?

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Câu 4. Đoạn trích trên gửi gắm đến anh/chị bài học gì? (trình bày khoảng 4 đến 6 dòng).

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2

Con chim sẻ đã chết trong hoàn cảnh mưa bão (Chết trong đêm cơn bão về gần sáng).

Câu 3

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Những dòng thơ sau đã cho em thấy được tâm trạng ân hận, day dứt trước cái chết của chú chim sẻ nhỏ của tác giả. Đồng thời tiếng động lớn “như đá lở trên ngàn” khi những quả trứng bị lăn trong đêm bão đã trở thành nỗi ám ảnh lớn trong lòng tác giả.

Câu 4

Từ đoạn trích trên, ta có thể thấy được rất nhiều bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc. Bài thơ đã thể hiện sự ân hận day dứt của tác giả trước cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Từ đó ông muốn nhắn nhủ tới chúng ta rằng đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta vì chính sự vô tình đó sẽ khiến chúng ta thành kẻ ác, kẻ tỗi lỗi.


Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 3

Câu 1: Bài thơ là một dòng hồi ức của nhân vật tôi, hồi ức đó đã kể với em câu chuyện gì?

Câu 2: Chỉ ra và nhận xét những hình ảnh diễn tả cái chết của con chim sẻ.

Câu 3: Sau cái chết của con chim sẻ, “đêm đêm vừa chợp mắt”, “tôi” thường nghe thấy những âm thanh nào? Em hãy lí giải tại sao?

Câu 4: Từ nội dung bài thơ, em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “tiếng vọng”.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Bài thơ là một dòng hồi ức của nhân vật tôi, hồi ức đó đã kể với em câu chuyện về một con chim sẻ nhỏ đã bị chết trong cơn bão và những ân hận, day dứt của tác giả khi đã gián tiếp gây ra cái chết đó.

Câu 2: 

Những hình ảnh diễn tả cái chết của con chim sẻ là: 

+ Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. 

+ Nó chết để lại tổ những quả trứng, không còn mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.

=> Có thể thấy, qua cách kể của tác giả, cái chết của con chim sẻ vô cùng thương tâm.

Câu 3: 

Sau cái chết của con chim sẻ, “đêm đêm vừa chợp mắt”, “tôi” thường nghe thấy những âm thanh như:

+ Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

+ Tiếng lăn của những quả trứng như đá lở trên ngàn.

=> Đó là những âm thanh của sự tự trách, của sự ăn năn hối lỗi của tác giả khi gián tiếp gây ra cái chết của chim sẻ rồi tự trách mình ích kỷ vì trong đêm mưa bão, nghe tiếng chim đập cửa đã nằm trong chăn ấm không muốn dậy mở.

Câu 4: 

Từ nội dung bài thơ, ta có thể thấy nhan đề “Tiếng vọng” có ý nghĩa rất đặc biệt. "Tiếng vọng" không chỉ là tiếng kêu gào trong vô vọng của chim sẻ trong cơn bão mà nó còn là tiếng lòng của sự ân hận, day dứt của tác giả khi đã gây nên cái chết thương tâm của chim sẻ. Từ đó tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp rằng đừng vô tình trước những sinh linh nhỏ bé ở quanh ta.


Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 4

Câu 1: Tìm hệ thống sự việc trong bài thơ trên?

Câu 2: Chỉ ra 3 yếu tố miêu tả trong bài thơ đã cho

Câu 3: Bài thơ viết về đề tài nào? Nội dung bài thơ để giúp em rút ra được bài học gì?

Câu 4: Lập dàn ý đoạn văn phân tích bài thơ đã cho

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Không mở cửa.

- Con chim sẻ nhỏ chết.

- Con mèo hàng xóm tha đi.

- Những quả trứng không thể ra đời.

Câu 2: 

Yếu tố miêu tả:

Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Câu 3:

- Đề tài: tình yêu thiên nhiên loài vật.

- Nội dung: Trong cuộc sống cần có tình yêu thương với vạn vật.

Câu 4:

- Mở đoạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nhận chung.

- Thân đoạn:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, đề tài của bài thơ, chủ đề của bài thơ.

+ Phân tích sự kết hợp của yếu tố tự sự và miêu tả:

Tự sự ở đâu? Miêu tả ở đâu?

Tác dụng là gì?

- Yếu tố tự sự:

+ Bài thơ như một câu chuyện kể theo trình tự thời gian đọng lại trong lòng người đọc những thông điệp sâu sắc.

+ Các yếu tố tự sự được lồng ghép vô cùng khéo léo: từ việc con chim sẻ nhỏ chết trong đêm bão về gần sáng đến việc nó chết trước cửa nhà rồi bị con mèo hàng xóm tha đi và cuối cùng kết thúc lại bằng việc những con chim non mãi chẳng ra đời và ám ảnh trong lòng nhân vật “tôi”.

- Yếu tố miêu tả:

+ Nhà thơ đã miêu tả: “cánh cửa lại rung lên tiếng đạp cánh/ Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ/Tiếng lăn như đá lở trên ngàn”

+ Động từ “rung”, từ “lại” kết hợp với phép so sánh – nhấn mạnh nỗi ám ảnh, nỗi xót xa không bao giờ biến mất, lặp đi lặp lại.

> Sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và tự sự đã góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả và giúp người đọc thấu hiểu hơn, đồng cảm hơn cùng với nhân vật “tôi”)

+ Đặc điểm về hình thức, nội dung khác của bài thơ.

+ Tổng kết nội dung, nghệ thuật.

- Kết đoạn: khẳng định lại giá trị bài thơ.


Đọc hiểu Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều - Đề số 5

Câu 1. Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ. 

Câu 2. Những hình ảnh, từ ngữ diễn tả cái chết đáng thương của con chim sẻ?

Câu 3. Chỉ ra từ ngữ có cách hiều da nghĩa được sử dụng trong câu thơ sau: Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ?

Câu 4. Câu thơ sau có phải là lỗi mơ hồ không? Vì sao? Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ?

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề “Tiếng vọng” của bài thơ?

Câu 6. Anh/chị rút ra được những bài học nào từ bài thơ trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là: nhân vật tôi

Câu 2.

Những từ ngữ, hình ảnh diễn tả cái chết đáng thương của con chim sẻ Câu:

- Những từ ngữ: chết rồi, chết trong đêm, chết trước cửa, lạnh ngắt, tha đi.

- Những hình ảnh: Đêm cơn bão về, cánh chim đập cửa, con mèo hàng xóm tha đi.

Câu 3.

- Các từ có cách hiểu đa nghĩa: giấc ngủ

- Nghĩa gốc: chỉ trạng thái nghỉ ngơi của con người

- Nghĩa chuyển: + chỉ cái chết, không còn nhìn thấy sự sống, những quả trứng ấy mãi mãi không thể nở thành con

                        + sự chờ đợi vào một tương lai, khi thức dậy sẽ có những biến chuyển bất ngờ

Câu 4.

- Câu thơ không phải lỗi mơ hồ Vì đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ để giúp cho người đọc có nhiều liên tưởng và cảm nhận sáng tạo.

Câu 5. 

- Ý nghĩa nhan đề " Tiếng vọng"

+ Tiếng vọng để chỉ những tiếng nói còn in dấu mãi trong tâm thức trở thành một nỗi ám ảnh không thể quên

+ Nhan đề đã thể hiện nỗi ám ảnh và ân hận của nhân vật " tôi" . Đó là tiếng vọng của lương tâm, sự dằn vặt của tâm hồn. Đó sẽ là một bài học có lẽ cả đời mà nhân vật " tôi" không thể quên.

+ Nhan đề cũng chính là âm vang của một bài học sâu sắc

Câu 6.

Lê Quý Đôn đã từng chiêm nghiệm " Thơ phát khởi từ lòng người ta" Những dòng thơ trong bài chất chứa  tiếng lòng của tác giả. Đọc những dòng thơ trên đã để lại trong mỗi chúng ta bài học sâu sắc về tình yêu thương, sống hãy biết cho đi đừng để một giây phút vô tâm khiến ta phải day dắt, dằn vặt cả một quãng đời còn lại. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của chúng ta cũng có thể giúp cho số phận của một con người trở nên tốt hơn. Một thái độ vô cảm nhất thời có thể cướp đi cơ hội của người khác. Vì vậy mỗi người cần sống thật ý nghĩa, sống biết yêu thương và lan tỏa sự yêu thương. Hãy để tình yêu thương sưởi ấm những trái tim đang khô lại vì lạnh giá. Đừng để bản thân phải hối tiếc, đau khổ vì lạnh lùng của bản thân.

>>> Xem thêm: 

- Phân tích bài thơ Thư gửi mẹ của Nguyễn Quang Thiều

- Phân tích cấu tứ bài thơ Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều

- Tác giả - Tác phẩm: Tiếng vọng

icon-date
Xuất bản : 26/08/2023 - Cập nhật : 20/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads