logo

Đọc hiểu Trích Đúng việc Giản Tư Trung

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Trích Đúng việc Giản Tư Trung hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Trích Đúng việc Giản Tư Trung đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Trích Đúng việc Giản Tư Trung - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tự trọng nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi cùa bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/ xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào /hạnh phúc?”...

Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sợ pháp lý) nếu làm trái pháp luật và sợ điều tiếng dư luận của xã hội (sợ đạo lý) nêu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng sợ nhất với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”.

[...] Nói cách khác, người tự trọng/tự trị thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi không ai có thể biết việc họ làm; Họ sẵn lòng làm điều tốt ngay cả khi không có ai biết đến; Họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn.

(Trích Đúng việc - Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr.27-28

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, khác biệt giữa người vị kỷ và người tự trọng là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao đối với người tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận.

Câu 2. 

Theo tác giả, khác biệt giữa người vị kỷ và người tự trọng là: Người vị kỷ chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình, người tự trọng là người biết coi trọng phẩm giá và đạo đức của mình.

Câu 3. 

Đối với người tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “toà án nhà nước” hay “tòa án dư luận”, bởi vì: 

+ Toà án lương tâm chỉ là thứ vô hình, không giống như toà án nhà nước, có tội và phải ra đó chịu tội, chịu sự trỉ trích của toàn xã hội.

+ Những người có lòng tự trọng cao sẽ luôn để ý đến những lời nói, cảm xúc hay nhận xét của người khác về mình. Khi họ phải chịu “tòa án lương tâm”, họ sẽ ray rứt, dằn vặt bản thân. Những lời nói tuy vô hình nhưng lại tổn thương sâu sắc đến họ.

Câu 4. 

– Đồng ý: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”. Bởi vì: người tự do/tự trị/tự trọng là người tự ý thức được giá trị của con người mình, việc họ làm xuất phát từ những thôi thúc của lương tri chứ không phải vì sự hấp dẫn của những phần thưởng mà xã hội trao cho. Việc được sống đúng với con người của mình nghĩa là được hành động theo những lẽ sống mà mình trân trọng, thực hiện những giá trị sống mà mình tôn thờ, theo đuổi những nguyên tắc sống mà mình đề cao. Được như vậy, họ sẽ luôn cảm thấy thanh thản, hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa, bản thân có giá trị.

– Không đồng ý: Không phải lúc nào phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”. Bởi có thể, với người tự trọng, phần thưởng lớn nhất đối với họ chính là niềm hạnh phúc của những người xung quanh, khi họ thấy nhờ việc làm của mình mà cuộc sống của cộng đồng trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa. Mặt khác, quá trình tìm kiếm và định nghĩa chính mình của con người là một hành trình có nhiều thăng trầm, biến đổi. Việc “sống đúng với con người của mình” không đồng nghĩa với việc sống một cách bảo thủ và cố chấp, cứng nhắc và thiếu hòa nhập, tuyệt đối hóa nguyên tắc sống của bản thân dẫn đến tự cao, tự đại xa rời với cộng đồng.

– Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp hai ý kiến trên).


Đọc hiểu Trích Đúng việc Giản Tư Trung - Đề số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tự trọng có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sự hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”...

Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sự pháp lý) nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội (sự đạo lý) nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”.

...Nói cách khác, người tự trọng, tự lực thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi không ai có thể biết được việc họ làm; Họ sẵn lòng làm điều tốt ngay cả khi không có ai biết đến; Họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự lực/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn.

(Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr 27 – 28)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Nêu những biểu hiện của người có lòng tự trọng được tác giả nói đến trong đoạn trích.

Câu 2: Phân biệt  người vị kỷ và người tự trọng.

Câu 3: Theo anh, chị, vì sao “tòa án lương tâm”  còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”?

Câu 4: Anh, chị có đồng tình với quan niệm: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự lực/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình” không. Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Biểu hiện của người tự trọng:

- Biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình

- Thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sự hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”...

- Sợ sự trừng phạt của nhà nước, sợ dư luận, sợ tòa án lương tâm

- Không muốn làm điều xấu

- Sẵn sàng làm điều tốt mà không cần được ai ghi nhận

Câu 2: 

- Người tự trọng là người biết coi trọng giá trị nhân cách của mình, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác.

- Người vị kỉ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình.

Câu 3: 

-“tòa án lương tâm”  còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận” vì:

- Tòa án lương tâm là sự lên án của lương tri về những việc làm sai trái của bản thân. Nó khiến con người bị dằn vặt về những điều mình làm trái với lương tri, đạo lý. Nó khiến con người không có cảm giác thanh thản.

- Tòa án lương tâm tuy vô hình nhưng nó là tiếng nói mạnh mẽ từ bên trong con người. Nó có thể không khiến con người phải chịu những trừng phạt hữu hình nhưng có thể khiến con người suốt đời phải chịu cảm giác tội lỗi .

Câu 4:

  HS có thể đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lý lẽ thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo:

– Đồng ý: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”. Bởi vì: người tự do/tự trị/tự trọng là người tự ý thức được giá trị của con người mình, việc họ làm xuất phát từ những thôi thúc của lương tri chứ không phải vì sự hấp dẫn của những phần thưởng mà xã hội trao cho. Việc được sống đúng với con người của mình nghĩa là được hành động theo những lẽ sống mà mình trân trọng, thực hiện những giá trị sống mà mình tôn thờ, theo đuổi những nguyên tắc sống mà mình đề cao. Được như vậy, họ sẽ luôn cảm thấy thanh thản, hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa, bản thân có giá trị.

– Không đồng ý: Không phải lúc nào phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”. Bởi có thể, với người tự trọng, phần thưởng lớn nhất đối với họ chính là niềm hạnh phúc của những người xung quanh, khi họ thấy nhờ việc làm của mình mà cuộc sống của cộng đồng trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa. Mặt khác, quá trình tìm kiếm và định nghĩa chính mình của con người là một hành trình có nhiều thăng trầm, biến đổi. Việc “sống đúng với con người của mình” không đồng nghĩa với việc sống một cách bảo thủ và cố chấp, cứng nhắc và thiếu hòa nhập, tuyệt đối hóa nguyên tắc sống của bản thân dẫn đến tự cao, tự đại xa rời với cộng đồng.

– Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp hai ý kiến trên).


Đọc hiểu Trích Đúng việc Giản Tư Trung - Đề số 3

Đọc đoạn trích: 

Lần nọ trong lớp học, một học viên chợt giơ tay hỏi tôi: “… Làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống và công việc?”. Tôi trả lời: “Với tôi, không có khái niệm cân bằng giữa cuộc sống và công việc, bởi công việc chính là cuộc sống, bởi làm là sống”. 

Thật vậy, ai trong chúng ta cũng gắn với một (hay một số) nghề nghiệp hay công việc và dành phần lớn cuộc đời của mình để làm nghề hay làm việc đó. Thời gian một ngày của chúng ta chủ yếu được dành cho công việc, chúng ta “sống” ở nơi làm việc có khi còn nhiều hơn ở nhà. Nhưng điều quan trọng hơn hết là: Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Hay nói cách khác nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. 

Như vậy “làm nghề/làm việc” cũng chính là “làm người” và “làm người” thì không thể không “làm việc”. […] Nếu như “đạo sống” (làm người) là những giá trị mà ta lựa chọn cho cuộc đời của mình thì “đạo nghề” (làm việc) chính là lý tưởng nghề nghiệp của công việc mà ta làm. Nói cách khác, “đạo nghề” mà mình chọn chính là cách để mình hiện thực hóa “đạo sống” của mình trong công việc mà nghề nghiệp mà mình làm. Chẳng hạn, ta thích trở thành cảnh sát giao thông vì ta yêu sự bình yên của phố phương hay là vì ta thích “núp lùm” để thổi phạt? Ta muốn trở thành người dạy học là vì ta yêu con người, yêu sự phát triển mỗi ngày của đứa trả hay yêu thứ quyền lực mà ta có thể thị uy với nó? Ta chọn nghề nấu ăn vì dó cũng là một nghệ thuật và ta muốn nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt thực khách khi họ thưởng thức một món ăn ngon hay vì muốn kiếm lợi từ việc chế biến lại những thực phẩm kém an toàn?...

 (Trích Đúng việc – Giản Tư Trung, NXB Trí thức, 2018, tr.169-170)

 Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1. Nhận biết Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Câu 2. Nhận biết Theo tác giả, “đạo sống” và “đạo nghề” là gì? 

Câu 3. Thông hiểu Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm: “làm nghề/làm việc” cũng chính là “làm người”? 

Câu 4. Vận dụng 1 Bản thân anh/chị ước mơ “làm nghề/làm việc” gì trong tương lai? Hãy chia sẻ ít nhất 01 “đạo nghề” khiến anh/chị chọn “làm nghề/làm việc” ấy. 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học 

- Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 

Câu 2. 

- Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý 

- Cách giải: Đạo sống là làm người ; Đạo nghề là làm việc. 

Câu 3

- Phương pháp: phân tích 

- Cách giải: Có thể hiểu là: cuộc đời mỗi con người gắn bó với công việc, với nơi làm việc đôi khi còn nhiều hơn ở nhà và làm người thì chúng ta không thể không làm việc. Hai yếu tố này đan cài vào nhau. Chỉ khi hạnh phúc với nghề nghiệp, công việc mình đang làm thì mới có một cuộc đời, mới “làm người” một cách trọn vẹn. 

Câu 4. 

- Phương pháp: phân tích 

- Cách giải: HS trả lời theo quan điểm cá nhân, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức. 

icon-date
Xuất bản : 27/05/2021 - Cập nhật : 29/12/2022