logo

Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả

icon_facebook

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. 

Thứ sáu, ngày 28 

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả. 

... Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát". 

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn)

Câu 1: ( 1,0 điểm) Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào trong đoạn trích trên?

Câu 2. ( 1,0 điểm) Cụm từ “ tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ ai?

Câu 3. ( 2.0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó?


Lời giải

1, PTBĐ chính: tự sự và biểu cảm 

2. Cụm từ "tên lính nhỏ" trong đoạn trích được dùng để chỉ En-ri-cô 

3. Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng. Người cha đã kể ra hàng loạt những ví dụ về câu chuyện đi học, chăm học và hiếu học của những người lính, của những bác nông dân, của những người thiếu nữ và cả trẻ mù, trẻ câm. Tất cả đều đi học dù cho bận rộn đến mấy. Từ đó, biện pháp tu từ liệt kê giúp cho lời nói của người bố trở nên thuyết phục và sâu sắc hơn rất nhiều.


Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 Thứ sáu, ngày 28 

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả. ... Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát". 

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn) 

Câu 1. Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòngtờ giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống.


Lời giải

Từ phần đọc hiểu, tôi có nhiều suy nghĩ về lòng dũng cảm. Vậy lòng dũng cảm là gì? Đó là ý chí sắt đá, bền vững khi đứng trước ngọn lửa đang cháy bập bùng. Người có lòng dũng cảm là người luôn vượt qua những thử thách của cuộc đời. Như nhà bác học Anh - xtanh, để đưa ra những phát minh vĩ đại, ông đã phải trải qua biết bao thất bại, sóng gió trên đường đời. Thử hỏi xem, nếu những lần vục ngã ấy, nếu không dũng cảm, kiên cường thì làm sao ông có thể sáng chế được những phát minh vĩ đại như vậy. Thật vây, lòng dũng cảm giúp bạn trở nên kiên định hơn bao giờ hết. Chưa dừng lại ở đó, nó còn là một ngọn lửa giúp bạn thiêu rụi tất cả những đám cỏ, bãi rác đang chắn ngang cuộc đời bạn. Bên cạnh đó, nó cũng là một đòn bẩy giúp bạn đi nhanh hơn, tiến nhanh hơn đến thành công. Tuy nhiên, lòng dũng cảm chỉ có ở những người biết rèn luyện, biết trau dồi nó, chứ không phải tự dưng mà có. Thêm vào đó, dũng cảm khác với bảo thủ. Trong một số trường hợp, bạn phải lắng nghe ý kiến của những người đi trước để quyết định, đưa ra một vấn đề quan trọng. Tuyệt đối không được bảo thủ, đi theo ý kiến của riêng bản thân để không may "rước họa vào thân". Trường hợp này có nhiều bạn gọi đó là sự "dũng cảm" nhưng hoàn toàn không phải. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy rèn luyện cho mình một sự kiên định, kiên cường trước những cám dỗ. Đừng để những bóng tối chiến thắng bản thân.


Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. 

“Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...]
Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. […]
Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức kí họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.”

(Trích Những tấm lòng cao cả, E.Đ. A-mi-xi, NXB Văn học, 2013)

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? 
A. Ngôi thứ nhất. 
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.         
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng những nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật “tôi”, bố mẹ của nhân vật “tôi”.                
B. Nhân vật “tôi”, cậu bé thợ nề, bố mẹ của cậu bé thợ nề. 
C. Nhân vật “tôi”, cậu bé thợ nề, bố mẹ của nhân vật “tôi”. 
D. Nhân vật “tôi”, cậu bé thợ nề.   

Câu 3. Trong câu văn: “Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào;…”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? 
A.Nhân hóa.   B. Hoán dụ.  C. Ẩn dụ.                     D. So sánh.                

Câu 4. Trong những từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?
A. Đứng vững. B. Khéo léo.                              C. Nhăn nhó.                D. Lạ lùng.

Câu 5. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào là đúng về nhân vật cậu bé thợ nề?
A. Cậu bé ăn mặc đẹp và ấm.  B. Cậu bé con nhà khá giả.               
C. Cậu bé mạnh dạn và tinh nghịch.                        D. Cậu bé rất khéo tay.

Câu 6. Cậu bé thợ nề đã có thái độ như thế nào khi được mẹ của nhân vật “tôi” khâu lại cho chiếc khuy áo?
A. Vui mừng, hạnh phúc.   B. Xấu hổ, lúng túng.  
C. Từ chối, xấu hổ.  D. Thích thú, hạnh phúc.

Câu 7. Chi tiết nào trong văn bản cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy?

Câu 8. Theo em, tại sao người bố lại không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế?

Câu 9. Từ việc đọc hiểu đoạn trích, em hãy nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất. Em sẽ làm những việc gì để thực hiện thông điệp ấy?

Lời giải

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: D

Câu 6: B

Câu 7:

- Chi tiết cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy:
+ Quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày.
+  Và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn.

Câu 8:

- Người bố không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế vì:
+  Người bố muốn tránh cho cậu bé thợ nề đỡ ngại ngùng.
+ Vì người bố muốn thể hiện sự tôn trọng đối với cậu bé thợ nề, không chê cậu bẩn,…

Câu 9:

-Hãy quan tâm bạn bè hơn, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
-Hãy tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người.
-Hãy tôn trọng người khác,….

icon-date
Xuất bản : 26/05/2021 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads