logo

Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng đầy đủ nhất.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi đọc hiểu:

        2.10.1971

        Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

        Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

        28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

        Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.

        ...Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

        Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

 (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng

Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? 

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả thấy được:

+ Ánh lửa cầu vồng của trận công đồn

+ Màu đỏ của lửa, của máu

- Ý nghĩa của những hình ảnh đó là: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, cho sức mạnh quật cường; sự nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần luôn sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng sống cao đẹp, khát vọng cống hiến mình cho Tổ quốc, nhân dân.

Câu 3: Tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?” vì:

+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi ta áp dụng được vào cuộc sống.

+ Sự sống không chỉ luôn biết cho cá nhân mình.

+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ luôn sẵn sàng lên đường vì Tổ quốc…

Câu 4: Thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em là: Tuổi trẻ sống phải biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc...


Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên là: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là: tự sự

Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên: những ngày làm bộ đội, cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống

Câu 4: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Bản thân mỗi cá nhân với tuổi trẻ nhiệt huyết sống phải biết cống hiến, sống có ích, có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng

Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? 

Câu 2. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câuBây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu” 

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về khát vọng cống hiến của tuổi trẻ

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích: Tự sự

Câu 2: Biện pháp tu từ trong câu “Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu” là: Ẩn dụ

Phân tích tác dụng: Hình ảnh ánh lửa cầu vồng, màu đỏ của lửa, của máu là hình ảnh ẩn dụ, ngầm cho sự đấu tranh, sức mạnh quật cường của tuổi trẻ. Họ sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc khi cần. Việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ này đã góp phần hấp dẫn người đọc. Đồng thời khẳng định một lí tưởng sống cao đẹp, khát vọng cống hiến hết mình vì Tổ quốc.

Câu 3: 

Tương lai của một đất nước có thể được đánh giá bởi các thế hệ trẻ. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có thể trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”. Qua câu nói trên ta thấy Bác đặt nhiều kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Mọi người nên có một cống hiến cho đất nước. Cống hiến là quên mình và làm những việc có ích cho xã hội. Thế hệ trẻ đem trí tuệ và tài năng phục vụ đất nước. Có thể thấy, trong lịch sử nước ta đã có biết bao anh hùng nhỏ tuổi hy sinh vì sự an nguy của Tổ quốc. Không chỉ nam mà nữ cũng xung phong tham gia kháng chiến cứu nước. Phong cách sống tận tụy sẽ giúp thanh niên phát huy hết vai trò của mình và thể hiện mình là những chủ nhân tương lai của đất nước. Không chỉ trước đây mà bây giờ cũng có rất nhiều thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cũng có một số bạn trẻ không có lối sống tận tụy, sống ích kỷ, chỉ biết nghỉ cho bản thân. Đó là những kẻ đáng bị xã hội lên án. Là học sinh, mỗi chúng ta cần chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước ngày càng phát triển.


Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng - Đề số 4

Đọc đoạn văn bản sau:

"2/10/1971

   Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá (…). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!.. Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy."

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi - Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn 

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì? 

Câu 3: Vì sao anh lính trẻ lại khóc trong buổi chia tay? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

Câu 4: Trong một tác phẩm ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có nhân vật trong lúc chia tay cũng khóc. Hãy nêu tên tác phẩm, tác giả và cảm xúc của nhân vật ấy? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là: Tự sự

Câu 2. Nội dung của đoạn trích trên: Cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống từ những ngày làm bộ đội.

Câu 3. Anh lính trẻ lại khóc trong buổi chia tay vì nhớ những ngày tháng làm bộ đội có bạn bè, bản thân đã sống thật có ích, có ý nghĩa trong những tháng ngày đó.

- Những chi tiết thể hiện điều đó:

+ “Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá”

+ “Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ich. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa”

Câu 4. Tác phẩm ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có nhân vật trong lúc chia tay cũng khóc là: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

- Nhân vật bé Thu đã khóc nức nở trong buổi chia tay với cha của mình. Lần gặp mặt đó cũng là lần cuối cùng hai cha con có thể đoàn tụ. Những cái hôn sâu đâm tình thương mà bé Thu dành cho cha như phần nào xoa dịu những việc mà bé đã làm suốt 3 ngày qua đối với người cha đáng kính.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/05/2021 - Cập nhật : 12/11/2022