logo

Đọc hiểu Một phút chữa bệnh lười

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Một phút chữa bệnh lười hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Một phút chữa bệnh lười đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Một phút chữa bệnh lười - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.

Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.

Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.

Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.

(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng.

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?


Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận.

Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích:

Sự nguy hiểm của căn bệnh lười, những biểu hiện của nó và hậu quả nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra.

Câu 3. Tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Vì:

Con bệnh sống uể oải, không suy nghĩ, không có lí tưởng sống, sống không mục đích; để thời gian trôi đi vô nghĩa; thậm chí dần dần họ sẽ đánh mất nhân cách của chính mình sống a dua và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Câu 4. HS dựa vào đoạn trích lựa chọn một thông điệp tác giả gửi gắm có ý nghĩa nhất đối với mình, cần lí giải được vì sao bản thân lại cho rằng thông điệp ấy có ý nghĩa đối với mình. Dưới đây là một vài gợi ý:

- Vì đây là căn bệnh dễ mắc phải, có nguy cơ ngày càng lan rộng một cách nhanh chóng.

- Căn bệnh này làm cho ta không có ý chí phấn đấu, ngại gian khó, dễ buông xuôi, phó mặc, từ đó làm nhân cách của ta đi xuống, kéo theo xã hội lạc hậu, chậm tiến bộ.


Đọc hiểu Một phút chữa bệnh lười - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.

Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.

Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.

Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.

(Một phút chữa bệnh lười - PGS. TS Văn Như Cương)

Câu 1 (1 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm). Theo tác giả, những biểu hiện và triệu chứng của bệnh lười là gì?

Câu 3 (1 điểm). Theo anh chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng.

Câu 4 (1 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao?


Lời giải

Câu 1 (1 điểm). phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên : Nghị luận

Câu 2 (1 điểm). Biểu hiện và triệu chứng của bệnh lười: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi…

Câu 3 (1 điểm). tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng” vì : Nếu không trau dồi cho bản thân thì con người sẽ không tiến bộ được và không công hiến được cho xã hội. Lười lâu thì thành thói quen, ỷ lại người khác và thành gánh nặng cho xã hội.

Câu 4 (1 điểm). 

HS đưa ra thông điệp có ý nghĩa nhất cho mình và lí giải hợp lí. 

Gợi ý:

Thông điệp: Hãy không ngừng trau dồi kiến thức. vì :

+ Kiến thức là sức mạnh đem ta đến với thế giới văn minh

+ Có học tập mới có tiến bộ…

icon-date
Xuất bản : 26/05/2021 - Cập nhật : 13/06/2021