logo

Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến - Đề số 1

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kỳ

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

Câu 2: Trong đoạn thơ trên theo tác giả trăng đến từ không gian nào

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên

Câu 4: Vì sao tác giả lại nghĩ Trăng đến từ cánh rừng xa?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm

Câu 2: Trong đoạn thơ trên theo tác giả trăng đến từ: rừng xa, biển xanh, sân chơi

Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh

Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên gợi hình gợi cảm. Nói lên sự gần gũi của trăng, trăng như một người bạn luôn đồng hành cùng tuổi thơ. Đồng thời cho thấy rõ hơn các hình dạng của trăng.

Câu 4: Tác giả nghĩ rằng trăng đến từ cánh rừng xa bởi: Trăng có màu hồng như quả chín đang lơ lửng trước nhà.


Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến - Đề số 2

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân.

 

Trăng từ đâu... từ đâu?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em...

Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng

B. Gieo vần chân

C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân

D. Gieo vần linh hoạt

Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

A. Cánh rừng xa, quá chín.

B. Biển xanh, mắt cá.

C. Quả chín, mắt cá.

Câu 3. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ biển xanh?

A. Trăng tròn như mắt cá.

B. Trăng hồng như quả chín.

C. Trăng bay như quả bóng.

Câu 4. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ sân chơi trẻ thơ?

A. Và soi vùng góc sân.

B. Trăng bay như quả bóng.

C. Trăng ơi có nơi nào.

Câu 5. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?

A. Tình cảm yêu mến, kính trọng đối với cha mẹ.

B. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với quê hương đât nước

C. Tình cảm yêu mến, tự hào về các chú bộ đội.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ

C. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình gợi cảm

D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Bài thơ có mấy hình ảnh so sánh?

A. 2 hình ảnh.

B. 3 hình ảnh.

C. 4 hình ảnh.

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
C C A B
Câu 5 Câu 6 Câu 7  
B A B  

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Trăng ơi từ đâu đến. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 12/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023