logo

Đọc hiểu Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

MỘT TAI HỌA ĐẾN VÀ ĐỨA ÍCH KỈ KHÔNG THỂ BIẾT TRƯỚC ĐƯỢC

“Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

-  Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít. Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra.

Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.

Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao?

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắc thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên –Tô Hoài)

Đọc hiểu Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

A. Bút ký                                              

B.  Truyện đồng thoại

C. Tiểu thuyết                                       

D. Truyện ngắn

Câu 2. “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất, lời kể của Dế Mèn.

B. Ngôi thứ ba, lời kể của Dế Mèn.

C. Ngôi thứ nhất, lời kể của Dế Choắt.

D. Ngôi thứ ba, lời kể của Dế Choắt.

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là:

A. Miêu tả.             

B. Biểu cảm.                      

C. Tự sự.                  

D. Nghị luận.

Câu 4. Bài học chính được rút ra từ tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” là:

A. Cần phải đoàn kết.

B. Cần phải biết điểm mạnh và yếu của mình để phát huy.

C. Không nên trêu chọc kẻ mạnh hơn mình.

D. Không được kiêu căng, tự phụ, khinh thường người khác.

Câu 5. Nét đẹp của nhân vật Dế Choắt được thể hiện trong đoạn trích là:

A. Vị tha, độ lượng.

B. Hung hăng, hống hách.

C. Yếu đuối, nhút nhát.

D. Khỏe mạnh, cường tráng.

Câu 6. Dòng nào sau đây là lời của Dế Choắt?

A. Đứa nào cạnh khóe gì tao thế?

B. Lạy chị, em nói gì đâu!

C. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!

D. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Đọc hiểu Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được

Câu 7. Từ láy có trong câu văn “Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay” là:

A. Tiếng hát.           

B. Văng vẳng.       

C. Giật nảy. 

D. Đầu cánh.

Câu 8. Từ ghép có trong câu văn “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum” là:

A. Đem xác.            

B. Một vùng.                                

C. Vùng cỏ.                         

D. Bùm tum.

Câu 9. Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó:

“Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.”

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn:

+ Biện pháp nhân hóa: chị Cốc

+ Biện pháp so sánh: mỏ Cốc, cái dùi sắt

- Tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Sử dụng biện pháp so sánh “mỏ Cốc” với “cái dùi sắt”: với cái mỏ như cái dùi sắt, có thể chọc xuyên thủng cả đất

+ Biện pháp nhân hóa “chị Cốc” có tác dụng làm cho sự vật sinh động và gần gũi hơn 

Câu 10. Từ văn bản trên, em rút ra cho mình bài học gì? Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu).

Sau khi đọc văn bản trên, em rút ra cho mình bài học là phải luôn biết nâng cao bản thân, hoàn thiện bản thân hoàn hảo là phiên bản tốt nhất của chính mình. Luôn rèn luyện thân thể, tập thể dục và cân bằng cuộc sống. Làm mọi việc có sự suy nghĩ kĩ càng và thấu đáo, không nên có tính nết kiêu căng, tự phụ và coi thường người khác. Mỗi người đều có cách riêng để nâng cấp bản thân, nhưng theo em cách tốt nhất chính là hoàn thiện bản thân từ suy nghĩ thì những hoạt động khác mới có thể thực hiện một cách dễ dàng và tốt nhất. Những vấp ngã chính là để bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống sau này. 

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 04/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023