logo

Đọc hiểu bài Những chiếc áo ấm

Tuyển tập các đề Đọc hiểu bài Những chiếc áo ấm hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)


Đề đọc hiểu Những chiếc áo ấm - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định ngôi kể và nhân vật của đoạn trích. 

Câu 2: Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? 

Câu 3: Hành động của Nhím nói lên điều gì? 

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Câu 5: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn trích. 

Câu 6: Em hãy chọn và giải thích nghĩa của 2 từ láy trong đoạn trích trên mà em biết. 

Câu 7: Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào? 

Câu 8: Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Em hãy chỉ ra đặc điểm cơ bản về thể loại của đoạn trích nêu trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

Ở đoạn trích trên, ngôi kể là ngôi thứ ba và gồm các nhân vật là: Nhím, Thỏ.

Câu 2: 

Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ.

Câu 3: 

Hành động của Nhím nói lên Nhím là một người biết quan tâm bạn và luôn giúp đỡ bạn Thỏ khi khó khăn.

Câu 4: 

Biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên là biện pháp nhân hóa. Thể hiện ở cách nhân hóa Nhím và Thỏ xưng hô như con người.

Tác dụng của biện pháp tu từ là làm cho các nhân vật trở nên sống động hơn, lôi cuốn người đọc. Bên cạnh đó còn nhấn mạnh tình bạn đẹp, tri kỉ của Nhím và Thỏ.

Câu 5: 

Các từ láy có trong đoạn trích là ào ào, khẳng khiu, bần bật, lất phất, vun vút, tròng trành, gay go, 

Câu 6: 

- Vun vút: vút qua một cách rất nhanh, không để lại vết tích và mất hút ngay.

- Bần bật: bật lên thật mạnh, giật nhảy lên liên tiếp.

Câu 7: 

Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp là hãy biết yêu thường và giúp đỡ mọi người. Khi biết cho đi sẽ có lúc bạn sẽ được nhận lại và luôn nhạy cảm trước mọi tình huống cần xử lí.

Câu 8: 

Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học: truyện ngắn

Đặc điểm cơ bản về thể loại của đoạn trích trên là hình thức đoạn trích ngắn; nhận vật xây dựng không nhiều chỉ tập trung vào nhân vật không có sự nhấn nhá rõ nét về các nhân vật trong truyện.

Đọc hiểu bài Những chiếc áo ấm

Đề đọc hiểu Những chiếc áo ấm - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2: Đoạn truyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?

Câu 3: Em hãy xác định đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật:

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong các câu sau:      

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt của đoạn văn là:  tự sự và miêu tả.

Câu 2:  

Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học truyện ngắn. Dựa vào những đặc điểm nào mà em xác định được là ngắn gọn, xuất hiện ít nhân vật.

Câu 3: 

Lời người kể chuyện là: “Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:”

Lời nhân vật là: “Tôi đánh rơi tấm vải khoác”

Câu 4:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…” là biện pháp nhân hóa. Nhân hóa từ “Những cành cây khẳng khiu” với “run”

Tác dụng của biện pháp tu từ là: 

- Giúp cho câu trở nên sinh động và cuốn hút người đọc hơn.

- Nhấn mạnh được lạnh lẽo và cô đơn của mùa đông giá lạnh nơi rừng cây heo hút, đầy gió.

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


Đề đọc hiểu Những chiếc áo ấm - Đề số 3 (TRẮC NGHIỆM)

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích 

B. Truyện đồng thoại

C. Truyện truyền thuyết 

D. Truyện ngắn

Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện 

B. Lời của nhân vật Nhím

C. Lời của nhân vật Thỏ

D. Lời của Nhím và Thỏ

Câu 3: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. Quay tròn, không giữ được thăng bằng.

B. Quay tròn, ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.

C. Ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

D. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.

Câu 4: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?

A. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.

B. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.

C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.

D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.

Câu 5: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…”

A. Hai từ 

B. Ba từ 

C. Bốn từ 

D. Năm từ

Câu 6: Từ ghép trong câu văn: “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải 

B. Một chiếc, để may

C. Chiếc lông, tấm vải 

D. Lông nhọn, trên mình

Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói: “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”

Nhím cho Thỏ.

A. Lo sợ 

B. Lo lắng 

C. Lo âu 

D. Lo ngại

Câu 8: Khi thấy Thỏ gặp sự cố, Nhím đã có hành động: “Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ”, qua hành động đó em học hỏi được điều gì từ Nhím?

A. Khuyên người gặp nạn tránh xa nguy hiểm.

B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn.

C. Thương cảm cho người gặp nạn.

D. Đừng nên quan tâm đến người gặp nạn vì dễ gặp nguy hiểm.

Câu 9: Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”?

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:
- Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, giống như con người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc.
- Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét.

Câu 10: Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?

Học sinh có thể trả lời khác nhau, nhưng nội dung trả lời phải phù hợp với yêu cầu của đề, chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Gợi ý:

HS nêu được những bài học phù hợp:
- Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người;
- Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn;
- Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,…

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu bài Những chiếc áo ấm. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 12/11/2022 - Cập nhật : 03/07/2023