logo

Đọc hiểu Tóc đã thưa răng đã mòn

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Tóc đã thưa răng đã mòn hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Tóc đã thưa răng đã mòn đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Tóc đã thưa răng đã mòn - Đề số 1

Đọc bài thơ:

Tóc đã thưa, răng đã mòn;

Việc nhà đã phó mặc dâu co.

Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa trúc:

Bó củi, cần câu, chốn nước non.

Nhàn được thú vui hay bao nả (1):

Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon.

Chín mươi thì kể xuân đã muộn;

Xuân ấy qua, thì xuân khác còn.

Chú thích: (1) Bao nả: Không biết chừng nào.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình lúc tuổi già trong hai dòng thơ:

Tóc đã thưa, răng đã mòn;

Việc nhà đã phó mặc dâu con.

Câu 3. Dựa vào dòng thơ in đậm hãy viết đầy đủ câu thành ngữ: Trẻ cậy cha,….

Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa từ hai dòng cuối của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ thể thơ thất ngôn bát cú.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời: “thất ngôn xen lục ngôn ” đạt 0.75 điểm .

Câu 2: Các từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình lúc tuổi già trong hai dòng thơ: Tóc đã thưa; răng đã mòn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh chép cả hai dòng thơ đạt 0.25 điểm.

Câu 3: Dựa vào dòng thơ in đậm viết đầy đủ câu thành ngữ: Trẻ cậy cha, già cậy con.

Câu 4: Một thông điệp có ý nghĩa từ hai dòng cuối của bài thơ.

Ví dụ:

- Tinh thần lạc quan, yêu đời luôn cần thiết ở mọi lứa tuổi.

- Dù tuổi già thì điều đáng quý là giữ được tâm hồn trẻ trung yêu đời.

Hướng dẫn chấm: 

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa.

Đọc hiểu Tóc đã thưa răng đã mòn

Đọc hiểu Tóc đã thưa răng đã mòn - Đề số 2

Đọc hiểu đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tóc đã thưa, răng đã mòn, 

Việc nhà đã phó mặc dâu con. 

Bàn cờ cuộc rượu vây hoa trúc, 

Bó củi cần câu chốn nước non. 

Nhàn được thú vui hay nấn ná, 

Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon. 

Chín mươi thì kể xuân đà muộn, 

Xuân ấy qua ngày xuân khác còn. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản 

Câu 2: Chỉ ra câu thơ lục ngôn trong văn bản 

Câu 3: Liệt kê các từ ngữ miêu tả cuộc sống dân dã, mộc mạc của tác giả trong văn bản 

Câu 4: Nêu ý nghĩa của từ "xuân" trong 2 câu thơ: 

"Chín mươi thì kể xuân đà muộn, 

Xuân ấy qua ngày xuân khác còn." 

Câu 5: Văn bản giúp em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ? 

Câu 6: Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong văn bản?

Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2: Tóc đã thưa, răng đã mòn

Câu 3: 

- Bàn cờ cuộc rượu

- Bó củi cần câu

Câu 4: Từ xuân ở đây tác giả muốn nói đến là tinh thần lạc quan yêu đời, trẻ trung của mình. Tuy tuổi đã già nhưng ông vẫn giữ được sự lạc quan yêu đời của mình.

Câu 5: Tinh thần lạc quan, yêu đời luôn cần thiết ở mọi lứa tuổi.

Câu 6: Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, thân thuộc.

icon-date
Xuất bản : 26/01/2022 - Cập nhật : 19/11/2022