logo

10 câu hỏi Đọc hiểu Biển rung gió bấc thổi băng băng

Tuyển tập bộ các câu hỏi trong đề Đọc hiểu Biển rung gió bấc thổi băng băng: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu thơ " Biển rung, gió bấc thổi băng băng," cho thấy " gió" nơi đây như thế nào? 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Biển rung gió bấc thổi băng băng

Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng 

Buồm thơ nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng 

Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn 

Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm 

Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế "lấy ít địch nhiều" 


Đọc hiểu Biển rung gió bấc thổi băng băng - Đề số 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? 

Câu 2: Câu thơ " Biển rung, gió bấc thổi băng băng," cho thấy " gió" nơi đây như thế nào? 

Câu 3: Chỉ ra những chi tiết, hình ảnh diễn tả đặc điểm của cảnh biển Bạch Đằng trong văn bản? 

 

Câu 4: Nêu hiểu quả phép so sánh được sử dụng trong câu: 

Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn 

Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm 

Câu 5: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau: Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế " lấy ít địch nhiều" 

Câu 6: Em có nhận xét gì về cảnh Cửa biển Bạch Đằng

10 câu hỏi Đọc hiểu Biển rung gió bấc thổi băng băng

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: PTBĐ chính: miêu tả

Câu 2: Câu thơ "Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng" thể hiện gió ở nơi đây vô cùng lớn và có sức thổi mạnh mẽ trong không gian cửa biển rộng lớn

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh diễn tả đặc điểm cảnh biển Bạch Đằng: cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng, buồm nhẹ lướt, khúc núi, lớp bờ, núi sông hiểm yếu

Câu 4: 

Tác dụng biện pháp so sánh trong câu:

+ Diễn tả chân thực, sinh động hình ảnh của núi, bờ quanh sông Bạch Đằng mang vẻ đẹp hoang sơ, hiểm trở, hùng vĩ.

+ Cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ như nuốt chửng tất cả mọi thứ đi ngang qua

Câu 5: Câu thơ khẳng định sự hoang vu, hiểm trở của sông Bạch Đằng, từ đó gợi lại những chiến công hiển hách của quân và nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến mà chúng ta đã lợi dụng địa hình hiểm yếu của sông Bạch Đằng để chiến thắng những đế quân hùng mạnh trên thế giới

Câu 6: 

Cửa biển Bạch Đằng hiện lên vô cùng hiểm trở, hoang sơ và hùng vĩ. 

Thiên nhiên ở đây mạnh mẽ, như nuốt chửng mọi thứ. 

Đó là cảnh biển thiên nhiên chứa đầy dấu vết lịch sử nhưng cũng chứa đựng những vẻ đẹp hoang sơ rất riêng không nơi nào có được.


Đọc hiểu Biển rung gió bấc thổi băng băng - Đề số 2

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Biển rung, gió bấc thổi băng băng,

Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.

Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, 

Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.

Quan hà hiểm yếu trời kia đặt

Hào kiệt công danh đất ấy từng.

Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2: Hãy cho biết phong thái của tác giả qua hai câu thơ đầu.

Câu 3: Anh/chị nhận xét gì về cảnh thiên nhiên của biển Bạch Đằng được miêu tả trong bài thơ? 

Câu 4: Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu luận.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 2: 

Phong thái bình tĩnh, không hề nao núng dù gió bấc thổi và biển rung

Câu 3:

Cảnh thiên nhiên Bạch Đằng được miêu tả hùng vĩ với địa hình hiểm yếu, đi cùng với đó là cảnh hoang sơ, hiểm trở.

Câu 4:

Sử dụng phép đối làm nổi bật hình ảnh hoang sơ, hiểm trở của khu vực cửa biển Bạch Đằng.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Biển rung gió bấc thổi băng băng. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 26/01/2022 - Cập nhật : 04/05/2023