Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Cái giá của sự trung thực hay nhất (Trắc nghiệm, tự luận). Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu văn bản Con sẻ đầy đủ nhất.
Cái giá của sự trung thực
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thánh phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng người một bạn và hai hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “vé vào cửa bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé:.
Người bán vé trả lời: “ 3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống thì được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 6 đô la tất cả.
- Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “ Lẽ ra ông đã tiết kiện cho mình 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ 6 tuổi. Tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “ Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
* Đọc đoạn văn trên và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Chín tuổi
B. Tám tuổi
C. Bảy tuổi
D. Sáu tuổi trở xuống
Câu 2: Người bạn của tác giả có thể tiết kiệm 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối hai đứa con còn rất nhỏ.
B. Nói dối cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi
C. Nói dối cậu bé nhỏ chỉ năm tuổi
D. Nói dối cậu bé lớn con của người bạn
Câu 3: Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu
B. Vì ông sợ khi phát hiện sẽ xấu hổ
C. Vì ông là người trung thực
D. Vì ông không biết tiết kiệm
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
B. Cần phải sống sao cho con mình luôn kính trọng
C. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.
D. Sống thanh nhàn không để người khác coi thường
Câu 5: Khi báo hiệu lới nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng trong phối hợp với…
A. Dấu ngoặc kép
B. Dấu gạch đầu dòng.
C. Dấu ngoặc đơn
D. Dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng
Câu 6: Từ nào sau đây không phải là từ ghép:
A. Chung quanh
B. Lủng củng
C. Hung dữ
D. Thanh cao
Câu 7: Những từ nào sau đây không phải là động từ?
A Tưới
B. Xem
C. Quét
D. Nho
Trả lời:
Câu 1: D Sáu tuổi trở xuống
Câu 2: B. Nói dối cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi
Câu 3: C. Vì ông là người trung thực
Câu 4: A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
Câu 5: A. Dấu ngoặc kép
Câu 6: B. Lủng củng
Câu 7: D. Nho
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
Câu 2: Chỉ ra phép liệt kê trong câu văn sau và nêu tác dụng:
“Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”
Câu 3: Câu chuyện trên mang thông điệp gì?
Trả lời:
Câu 1: tự sự
Câu 2: phép liệt kê
Tác dụng: diễn tả các khía cạnh khác nhau của vấn đề . làm rõ tư tưởng tình cảm của mọi phía , khiến người nghe người đọc hình dung rõ và sâu sắc hơn vấn đề
Câu 3: Cần phải sống trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.