logo

Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu đầy đủ nhất.


Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu - Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa​

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​

Câu 1. Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ "Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển"?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đc sử dụng trong hai câu "Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa - Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"

Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua 2 câu thơ:

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​

Đáp án

Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là từ sự tích Lạc Long quân và Âu Cơ. Cụ thể là: ngàn năm trước, mẹ Âu Cơ, Lạc Long cha.

Câu 2: Câu thơ ấy mang hàm ý là đất nước ta đang có giặc ngoại xâm đến từ ngoài biển khơi. Sự kiện là Trung Quốc thả dàn khoan xuống vùng biển Việt Nam một thời đấy em.

Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là nhân hóa và ẩn dụ:

- Nhân hóa: “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa”, nhà thơ nói về một hiện tượng thiên nhiên nhưng sử dụng từ ngữ như con người để nói về quy luật hiển nhiên của biển cả. Ngàn năm nay, sóng xô bờ, bao con sóng nối đuôi nhau ào ạt vào bờ rồi lại lặng lẽ rút ra xa. Nhưng biện pháp nhân hóa là tiền đề cho biện pháp ẩn dụ và câu hỏi tu từ đằng sau.

- “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”, là ngọn sóng lòng nhắc nhở về chủ quyền biển đảo quốc gia và ý thức bảo vệ chủ quyền ấy cho được toàn vẹn khi nhìn từ biển, nhìn từ thềm lục địa, Tổ quốc đang dậy sóng. Biện pháp ẩn dụ thức tỉnh tất cả công dân Việt Nam về niềm tự hào và ý thức tự cường, bảo vệ đất nước, gìn giữ từng vùng biển quê hương.

Câu 4: Thông điệp qua 2 câu thơ là:

- Nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mỗi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ quê hương, đất nước.

- “Giữ từng thước đất” để có nơi sinh sống, phát triển bền vững, để ổn định và dựng xây. Và cũng chính là lời thề son sắt của thế hệ sau đối với công lao của thế hệ cha ông để lại


Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

—Nguyễn Việt Chiến—
 

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.

Câu 1:

a. Ý nghĩa của từ “bão giông” ?

A, Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên.

B, Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển.

C, Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước.

Đáp án: B

b. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Câu 2: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

–> Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo tác giả: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh…

Câu 3: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ phép điệp trong đoạn thơ ?

* Điệp từ: Nếu, Tổ Quốc, biển.

* Điệp cấu trúc:

“Nếu Tổ Quốc đang bão giông từ biển

Nếu Tổ Quốc hôm nay nhìn từ biển”

+) Tác dụng: Làm cho nhịp thơ sôi trào, thể  hiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ Quốc.

Câu 4: Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối?

+ Sóng (1): những hiểm họa đe dọa nền an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước.

+ Sóng (2): lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.

Câu 5: Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương?

Bộ đề Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu hay nhất

Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa​

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​

(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Nêu ý nghĩa của từ “bão giông”? Ý nghĩa của cụm từ “nhìn từ biển” trong nhan đề bài thơ?

Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3. Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

Câu 4. Nêu biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và tác dụng của nó.

Đáp án

Câu 1. Ý nghĩa của từ “bão giông”: Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyển đất nước từ biển. Ý nghĩa của cụm từ “nhìn từ biển” trong nhan đề bài thơ:

– Nhìn từ phía biển là cái nhìn chất chứa nỗi lo thế sự về an ninh của biển đảo.

– Nhìn từ phía biển để thấy khát vọng của dân tộc, để thấy “trong hồn người có ngọn sóng nào không?”.

Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên được gợi lại trong đoạn thơ. Việc gợi lại truyền thuyết hướng người đọc về cội nguồn, khơi dậy niềm tự hào của con cháu Lạc Hổng. Nhà thơ còn làm tăng sức nặng của câu thơ hơn khi đặt vào đó hai tiếng “Trường Sa”. Đó là một lời khẳng định, lời quả quyết rằng, chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về dân tộc Việt từ thuở khai thiên lập địa.

Câu 4. Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: Phép điệp.

– Điệp từ: nếu, Tổ quốc, biển.

– Điệp cấu trúc:

        Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

        Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

– Tác dụng: Làm cho nhịp thơ sôi trào, thể hiện nỗi trăn trở, niềm đau đáu về Tổ quốc.


Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển đọc hiểu - Đề số 4

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu.

Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

Đáp án

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

- Ý nghĩa của từ “bão giông” trong câu thơ đầu là: Chỉ giông bão từ thiên nhiên và giông bão từ những hiểm họa đối với chủ quyền của đất nước.

Câu 3:

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ được gợi lại trong đoạn thơ. Tác giả nhắc lại truyền thuyết này nhằm:

- Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc

- Nhắc nhở chúng ta về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

- Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn kết đấu tranh vì Tổ quốc.

Câu 4:

- Học sinh viết đoạn văn thể hiện rõ cảm nhận của mình về những hiểm họa đang đe dọa an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước từ biển. Nêu lên tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của bản thân về chủ quyền của Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần.

icon-date
Xuất bản : 25/09/2021 - Cập nhật : 26/09/2021