logo

Đọc hiểu Tình mẹ - Tử nhi (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Tình mẹ tự luận chi tiết và độ chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao 

Đọc kỹ đoạn ngữ liệu sau:

Thời gian nhẹ bước mỏi mòn 

Xin đừng bước lại để còn mẹ đây

 Bao nhiêu gian khổ tháng ngày 

Xin cho con lãnh, kèo gầy mẹ thêm 

Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền 

Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong 

Tình mẹ hơn cả biển đông 

Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà

(Trích Tình mẹ - Tử Nhi)


Đọc hiểu Tình mẹ (Tử nhi) - Đề 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2: Em hiểu thế nào về hai câu thơ: "Bao nhiêu gian khô thảng ngày Xin cho con lành, kéo gầy mẹ thêm" .

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: "Thời gian nhẹ bước mỏi mòn/Xin đừng bước lại để còn mẹ đây".

Câu 4: Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

Đáp án

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2: 

-  Hai câu thơ: "Bao nhiêu gian khô thảng ngày Xin cho con lành, kéo gầy mẹ thêm" có thể được hiểu: thể hiện tâm trạng thương xót, lo lắng và lòng hiếu thảo sâu sắc của người con đối với mẹ. Qua những tháng ngày gian khổ, vất vả, người con thấu hiểu được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, mong muốn mẹ được khỏe mạnh, bình an. Tuy nhiên, bản thân lại ốm đau, khiến mẹ thêm lo lắng, vất vả. Lòng hiếu thảo của người con được thể hiện qua lời cầu xin tha thiết, mong muốn được khỏi bệnh để mẹ không phải lo lắng, buồn phiền.

Câu 3:

- Biện pháp nhân hóa: "thời gian" - "bước đi"

- Tác dụng: "Thời gian" được nhân hóa như một con người có thể "bước đi", "mỏi mòn" gợi liên tưởng, tưởng tượng Giúp cho hình ảnh thời gian trở nên gần gũi, sinh động hơn, dễ hình dung hơn. Thể hiện cảm nhận của tác giả về sự trôi qua nhanh chóng, không thể nào níu giữ của thời gian.

Câu 4: 

- Thông điệp từ văn bản có ý nghĩa: Phẩm chất tốt đẹp của một con người được thể hiện qua sự hiếu thảo 

- Vì: Lòng hiếu thảo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Hiếu thảo là sự báo hiếu, biết ơn, kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ. Đây là phẩm chất đạo đức cao đẹp cần được mỗi người rèn luyện và gìn giữ. Chúng ta cần phải thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng những hành động cụ thể, qua đó góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. 


Đọc hiểu Tình mẹ (Tử nhi) - Đề 2

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên ?

Câu 2: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ ?

Câu 3: Câu thơ "Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong" gợi cho anh chị suy nghĩ về điều gì?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau ?

Đáp án 

Câu 1:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú

Câu 2: 

- Tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ là:  là một tác phẩm hay, ý nghĩa, thể hiện tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người con dành cho mẹ, thể hiện tình yêu thương, hiếu thảo của người con dành cho mẹ. Đoạn thơ là lời nhắc nhở mỗi người cần biết trân trọng, yêu thương và báo hiếu cha mẹ khi còn có thể. 

Câu 3:

- Câu thơ "Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong" gợi lên suy nghĩ: suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, về tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con, và về trách nhiệm của mỗi người con đối với mẹ. Câu thơ thể hiện mong muốn của người con được sống một cuộc đời tốt đẹp, ý nghĩa, xứng đáng với niềm tin tưởng, hy vọng của mẹ. Một cuộc đời "sống đẹp" không chỉ là cuộc đời thành công, giàu sang phú quý, mà còn là cuộc đời có đạo đức, biết yêu thương, giúp đỡ người khác, sống có ích cho xã hội. Lời hứa "sống đẹp" của người con là lời tri ân đối với công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ, là lời hứa sẽ không phụ lòng mong mỏi của mẹ. 

Câu 4:

- Biện pháp so sánh: " Tình mẹ hơn cả biển đông/Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà "

- Tác dụng: gợi liên tưởng tưởng tượng về hình ảnh người mẹ cần cù, tần tảo sớm hôm vì đứa con. Công ơn nuôi dưỡng dạy bảo bao la như biển đông, dài sâu như sông Hồng Hà. Đồng thời tăng sự sinh động nhấn mạnh hơn về tình cảm sâu sắc mà đứa con dành cho mẹ.

icon-date
Xuất bản : 19/04/2024 - Cập nhật : 20/04/2024