logo

Đọc hiểu Quê hương là một tiếng ve (2 đề)

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Quê hương là một tiếng ve trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

"Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
(…)
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh
mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)


Đọc hiểu Quê hương là một tiếng ve  - Đề 1 (Tự luận)

Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? 

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3. Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần
chính của câu có tác dụng gì?

Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ và cảm xúc của người viết thể hiện trong đoạn thơ trên.

Đọc hiểu Quê hương là một tiếng ve

Trả lời:

Câu 1

Đoạn thơ trên viết theo thể thơ Lục bát

Câu 2:

Đoạn thơ trên viết về vẻ đẹp quê hương và tình yêu thiêng liêng của tác giả đối với quê hương yêu dấu 

Câu 3:

Cụm danh từ: dáng mẹ yêu.

Cụm động từ : liêu xiêu đi về .

Tác dụng: Việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu giúp diễn tả rõ ràng hơn, khiến câu văn trở nên hay, sinh động hơn.

Câu 4:

Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên là 

- Biện pháp tu từ so sánh: "Quê hương là một tiếng ve" "Quê hương là một góc trời tuổi thơ" "Quê hương là cánh đồng vàng" "Quê hương là dáng mẹ yêu"

- Điệp cấu trúc: "Quê hương là"

Tác dụng: 

- Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích giúp tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu tươi vui cho câu văn, giúp nhấn mạnh hình ảnh quê hương trong ký ức mỗi người. Quê hương chính là ký ức với những tình cảm yêu quý, trân trọng đối với nhà thơ.

Câu 5:

Nội dung chính của đoạn thơ trên là hình ảnh quê hương tươi đẹp trong ký ức của tác giả.

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương, luôn nhớ về quê hương với những ký ức tươi đẹp.


Đọc hiểu Quê hương là một tiếng ve  - Đề 2 (Trắc nghiệm)

Câu 1:  Trong 2 câu thơ: Quê hương là dáng mẹ yêu / Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về" có các từ nào mang vần?

A. Quê - về

B. Là - lá

C. Yêu - xiêu

D. Mẹ - áo

Câu 2. Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 3. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã so sánh “Quê hương là…” gì?

A. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu

B. dòng sông, cánh đồng vàng, bóng dáng mẹ yêu, nón lá

C. góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu, lúa chín

D. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng, áo nâu

Câu 4. Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

A. Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh mang tính biểu trưng cao

B. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng; hình ảnh thơ có sức khái quát cao

C. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi

D. Ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

Trả lời:

Câu 1: C. Yêu - xiêu

Giải thích: Xác định cách gieo vần của 2 câu thơ.Có từ “yêu – xiêu” mang vần

Câu 2: B. 2 số từ

Giải thích: Vận dụng kiến thức về số từ. Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng 2 số từ

Câu 3: A. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu

Giải thích: Dựa vào ngữ liệu đã cho bên trên.

Câu 4: C. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi

Giải thích: Chú ý ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ. Tác giả sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi.

Câu 5:

Đoạn thơ trên có phương thức biểu đạt là Biểu cảm

Câu 6:

 Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu quê hương, sự trân trọng đối với quê hương. "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mà thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người". Con người chỉ khi luôn ghi nhớ những ký ức về quê hương, mang trong mình tình yêu quê hương, luôn nhớ về cội nguồn mới có thể lớn lên, trưởng thành.

icon-date
Xuất bản : 06/04/2024 - Cập nhật : 20/04/2024