Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Anh thợ gốm chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ANH THỢ GỐM
Nắng lên hồng ban mai
Anh thờ gốm ngồi xoay
Đất mịn nhào với nắng
Hình đẹp nở trong tay.
Gió xuân man mác thổi
Cỏ non rờn ngoài đê
Mùa xuân đang tạo lại
Cây lá trên đồng quê.
Anh ngồi xoay ung dung
ánh sáng rọi theo cùng
Ngực anh màu nắng đượm
Đẹp hồng như đất nung.
Bình đẹp nghìn xưa cũ
Tay ông cha giao về
Đang sống lại tươi tắn
Trong bàn tay vuốt ve....
Bình cao dáng trẻ thon
Lọ nhớn thân đẫy tròn
Đẹp phúc đầy của mẹ
Đẹp duyên hiền của con.
Xoay xoay bàn gỗ ơi,
Nước mát nhào đất tơi
Anh làm thêm cái đẹp
Chưa có ở trong đời....
(Huy Cận)
Câu 1. Thể thơ của văn bản là?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Đề tài của văn bản là gì?
Câu 4. Mùa xuân và người thợ gốm có nét tương đồng nào?
Câu 5. Quá trình tạo ra sản phẩm từ gốm được thể hiện qua những câu thơ nào?
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Văn bản trên được viết theo thể thơ: 5 chữ
Câu 2.
Biện pháp tu từ trong văn bản trên là biện pháp so sánh.
Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm.
+ Khiến câu thơ có vần điệu, nhịp điệu.
+ Giúp người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp giữa người thợ gốm và tác phẩm do anh làm ra. Qua đó, phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người và công việc.
Câu 3.
Đề tài của văn bản xoay quanh hình tượng người thợ gốm.
Câu 4.
Mùa xuân và người thợ gốm đều mang điểm chung là đem đến vẻ đẹp cho cuộc sống, họ cùng góp phần làm cho cuộc sống thêm rực rỡ và đầy sắc màu.
Câu 5.
Quá trình tạo ra sản phẩm từ gốm được thể hiện qua các câu thơ:
+ Đất mịn nhào với nắng
+ Hình đẹp nở trong tay
+ Xoay xoay bàn gỗ ơi
+ Nước mát nhào đất tơi