logo

Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê (2 mẫu)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…? Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc
về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.

(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18)

Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”?

Câu 4: Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu “trở thành một phần trong cá tính”?

Trả lời các câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Ở mỗi đoạn văn tác giả dùng cách trình bày:

- Đoạn (1): Tổng - phân - hợp

- Đoạn (2): Quy nạp

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta sẽ “bổ sung được nhiều kiến thức mới” khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”. 

Câu 3: Tác giả cho rằng “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”, vì có tò, có thắc mắc thì chúng ta mới có động lực tìm tòi những điều mới mẻ, khi tìm ra những điều mà chúng ta thắc mắc biết đâu chúng ta sẽ tìm được chính niềm đam mêm của mình, tìm được cơ hổi để phát triển bản thân, thay đổi bản thân mình.

Câu 4: Để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu “trở thành một phần trong cá tính”, cần:

Không ngừng khám phá, không ngừng học hỏi bằng cách tìm đọc những cuốn sách có chủ đề khác nhau, để trau dồi kiến thức, đi khám để trải nghiệm, viết để lưu giữ lại những kiến thức mình đã thu thập được và còn thật nhiều cách khác để chúng ta học hỏi những kiến thức mới mẻ trong cuộc sống này bằng chính đam mê của mình. Theo đuổi đến cùng với những đam mê của bản thân để tìm ra những điều mới mẻ trong những say mê ấy. Luôn có ý chí phấn đấu, không ngại khó, ngại khổ và sau mỗi lần tìm hiểu sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để quá trình chinh phục những điều kì diệu trở nên lí thú, bổ ích, hấp dẫn hơn.


Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê - Đề số 2

Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1: Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 

Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn”? 

Câu 5: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2: Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Câu 3:

- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta có đủ động lực và sức mạnh để tiếp cận và nắm bắt thế giới.

- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta tiến xa khỏi vị trí mà mình đang đứng để “vươn ra biển lớn”.

Câu 4:

- Đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để phục vụ những điều có ích cho bản thân và cộng đồng.

- Không đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để thỏa mãn những nhu cầu không trong sáng, không lành mạnh, không chính đáng

Câu 5: Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy có gắng học hỏi để rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn, hãy lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của những người xung quanh để thay đổi chính bản thân mình.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tìm kiếm niềm đam mê. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/01/2023 - Cập nhật : 01/07/2023