logo

Đọc hiểu Phê bình thiện chí (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Phê bình thiện chí trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Phê bình người khác một cách có nghệ thuật còn được gọi là “phê bình thiện chí”. Phê bình thiện chí bắt đầu từ một mục đích lành mạnh. Hãy nhớ lại lần cuối bạn phê phán một ai đó. Vì sao bạn làm chuyện đó? Bạn muốn giúp người đó tiến bộ lên? Bạn muốn thuyết phục họ ủng hộ quan điểm của bạn? Bạn muốn cả hai cùng tăng hiểu biết trong một vấn đề mà bạn cũng đang quan tâm? Hay bạn chỉ muốn chứng tỏ tư duy và kiến thức ưu việt của mình, muốn đè bẹp họ?

Chúng ta có thể học hỏi từ Phật giáo Tây Tạng, nơi tranh luận đóng một vai trò quan trọng. Trong những thiền viện lớn, bên cạnh việc nghe giảng và đọc sách, các nhà sư có thể dành từ năm tới bảy tiếng một ngày cho tranh luận. Mục đích của một cuộc tranh luận không phải là “thắng” và làm đối phương xấu hổ, mà để giúp họ vượt qua được điểm yếu trong luận cứ của họ và cả hai cùng nhìn vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn. “Thành công” được coi là đạt được khi tình huống được cải thiện, lời giải được tìm ra.

(Giản Tư Trung, Đúng việc, NXB Tri thức, 2018, tr.19-24)


Đọc hiểu Phê bình thiện chí (Trắc nghiệm) - Đề số 1

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

A. Tính ích kỉ

B. Lòng tự trọng

C. Lời phê bình thiện chí

D. Sự dũng cảm

Câu 3: Theo tác giả, thế nào là phê bình thiện chí?

A. Phê bình thiện chí là chỉ ra điểm yếu của họ

B. Phê bình thiện chí là nói xấu họ

C. Phê bình thiện chí là móc mỉa họ

D. Phê bình người khác một cách có nghệ thuật còn được gọi là “phê bình thiện chí”.

Câu 4: Chúng ta phê bình thiện chí bắt nguồn từ đâu?

A. Phê bình thiện chí bắt đầu từ sự ghen tị

B. Phê bình thiện chí bắt đầu từ một mục đích lành mạnh.

C. Phê bình thiện chí bắt đầu từ sự ghen ghét

D. Phê bình thiện chí bắt đầu từ sự tự ti

Trả lời câu hỏi 

Câu 1: A. Nghị luận => Có luận đề, luận điểm, dẫn chứng và lí lẽ

Câu 2: C. Lời phê bình thiện chí => Dựa vào câu văn đầu tiên của đoạn trích

Câu 3: D. Phê bình người khác một cách có nghệ thuật còn được gọi là “phê bình thiện chí”.

Câu 4: B. Phê bình thiện chí bắt đầu từ một mục đích lành mạnh.

Đọc hiểu Phê bình thiện chí

Đọc hiểu Phê bình thiện chí (Tự luận) - Đề số 2

Câu 1. Theo tác giả, “phê bình thiện chí” bắt đầu từ đâu?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của những câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3. “Mục đích của một cuộc tranh luận không phải là “thắng” và làm đối phương xấu hổ, mà để giúp họ vượt qua được điểm yếu trong luận cứ của họ và cả hai cùng nhìn vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Theo tác giả, “phê bình thiện chí” bắt đầu từ: "mục đích lành mạnh"

Câu 2:

- Câu hỏi tu từ trong đoạn trích:

+ Vì sao bạn làm chuyện đó? Bạn muốn giúp người tiến lên?

+ Bạn muốn thuyết phục họ ủng hộ quan điểm bạn?

+ Bạn muốn hai tăng hiểu biết vấn đề mà bạn quan tâm?

+ Hay bạn muốn chứng tỏ tư kiến thức ưu việt mình, muốn đè bẹp họ?

- Tác dụng của câu hỏi tu từ trong bài:

+ Nhấn mạnh về mục đích của việc phê bình thiện chí

+ Gợi hình, gợi cảm cho đoạn trích

Câu 3:

- Em đồng ý với ý kiến: “Mục đích của một cuộc tranh luận không phải là “thắng” và làm đối phương xấu hổ, mà để giúp họ vượt qua được điểm yếu trong luận cứ của họ và cả hai cùng nhìn vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn.” Bởi vì không ai là hoàn hảo tất cả mọi mặt cả, bởi vậy chúng ta phải nhìn đa chiều vấn đề, giúp cho chúng ta phát triển bản thân mình trong cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2024 - Cập nhật : 04/04/2024