Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
(Tóm tắt phần đầu: Nhà Hàn có con là Vạn Vương Hoằng Tháo, đưa quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiều Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán. Ông đã lợi dụng thủy triều lên xuống, bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng để chuẩn bị cho trận chiến quân Nam Hán... Đoạn trích là phần tiếp theo)
Chờ đến khi nước triều xuống, trận địa cọc nhô lên, Ngô Quyền ra lệnh tổng phản công. Ngô Quyền dẫn đạo quân chủ lực phục sẵn ào ra, bất ngờ đánh xuống chặn đầu quân Nam Hán. Quân địch bị tấn công bất ngờ, đâm ra rối loạn, mất ý chí chiến đấu, đánh cầm chừng rồi bỏ chạy. Nhưng vừa tới cửa sông, đạo quân của Lưu Hoằng Tháo sa vào trận địa cọc; thuyền lớp bị cọc đâm thủng, lớp bị dồn lại kẹt cứng không sao thoát ra biển được. Quân Nam Hán vô cùng hoảng loạn, nhiều tên nhảy xuống sông hòng bơi lên bờ chạy trốn.
Lúc đó đội thủy quân của Ngô Quyền truy kích đến nơi, xáp vào quyết chiến một trận kinh hồn. Quân giặc lớp bị giết, lớp bị thương, lớp rơi xuống sông vướng vào cọc nhọn kêu la, than khóc vang trời. Hai bên bờ sông, các đạo phục binh của Ngô Xương Ngập, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Tam Kha xuất hiện, bắn tên xối xả vào đội hình quân địch. Các nghĩa binh bắn tỉa cả những tên đang bơi lớp ngóp dưới nước, khiến không một tên nào thoát được lên bờ. Quân Nam Hán lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, đành chịu làm bia cho các mũi tên của quân dân Việt.
Sau trận mưa tên, Ngô Xương Ngập và Dương Tam Kha hô quân đánh thúc vào hai bên sườn của đạo quân Hoằng Tháo. Quân ta ba mũi giáp công, chặn bít mọi ngả đường rút lui của địch, quyết tâm đánh nhanh điệt gọn địch trước khi thủy triều lên để không tên nào có thể trốn thoát. Lưu Hoằng Tháo chưa kịp hiểu điều gì đang xảy ra thì đã bị trúng tên ở lưng và bị một tưởng trẻ của ta nhảy qua thuyền chỉ huy của y giết chết. Thế là hết đời một tên xâm lược đang ôm mộng là Giao vương, hòng kéo dài thời kì Bắc thuộc trên đất nước ta.
(Ngô Quyền đại phả quân Nam Hán, NXB Trẻ, 2021)
Câu 1. Đoạn trích trên có đặc điểm của thể loại:
A. truyện lịch sử
B. truyện ngắn
C. truyện cười
D. truyện ngụ ngôn
Câu 2. Những nhân vật trong đoạn trích trên đều là:
A. nhân vật hư cấu
B. nhân vật là người thật, việc thật
C. nhân vật có tài năng kì lạ
D. nhân vật là một số kiểu người trong xã hội
Câu 3. Sự kiện chính đoạn trích trên là gì?
A. Ngô Quyền bao vây và giết Kiều Công Tiễn
B. Kế hoạch của quân Nam Hán
C. Kế hoạch của Ngô Quyền
D. Trận chiến trên sông Bạch Đằng
Câu 4. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là:
A. quân sĩ đông đảo
B. vũ khí tối tân
C. lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm
D. biết trước được mưu kế của giặc
Câu 5. Khi bị sa vào trận địa cọc, quân giặc có tâm trạng gì?
A. Hoảng loạn
B. Bất ngờ
C. Thích thú
D. Hoang mang
Câu 6. Câu nào sau đây là câu phủ định?
A. Chờ đến khi nước triều xuống, trận địa cọc nhô lên, Ngô Quyền ra lệnh tổng phản công
B. Quân Nam Hán vô cùng hoảng loạn, nhiều tên nhảy xuống sông hòng bơi lên bờ chạy trốn.
C. Quân Nam Hán lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, đành chịu làm bia cho các mũi tên của quân dân Việt.
D. Lưu Hoằng Tháo chưa kịp hiểu điều gì đang xảy ra thì đã bị trúng tên ở lưng và bị một tướng trẻ của ta nhảy qua thuyền chỉ huy của y giết chết
Câu 7. Tác giả đã bộc lộ cảm xúc nào qua câu văn: “Thế là hết đời một tên xâm lược đang ôm mộng là Giao vương, hòng kéo dài thời kì Bắc thuộc trên đất nước ta."
A. Hả hê, chế giễu cái kết đáng đời của tên xâm lược Hoằng Tháo
B. Lo lắng giặc sẽ quay trở lại nước ta
C. Ngợi ca, trân trọng chiều công của quân ta
D. Thương cảm, xót xa cho kết cục của quân giặc
Câu 8. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng có ý nghĩa gì với lịch sử dân tộc?
A. Chứng tỏ tài năng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền
B. Thể hiện sự đồng tâm hiệp lực đuổi quân thù của vua tôi nhà Ngô
C. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc
D. Bài học cho kẻ xâm lăng khi mang quân sang chiếm đánh nước ta
Đáp án
Câu 1. A -> Đoạn trích trên có đặc điểm của thể loại truyện lịch sử.
Câu 2. B -> Những nhân vật trong đoạn trích trên đều là nhân vật là người thật, việc thật.
Câu 3. D -> Sự kiện chính đoạn trích trên là trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Câu 4. C -> Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm.
Câu 5. A -> Khi bị sa vào trận địa cọc, quân giặc có tâm trạng hoảng loạn.
Câu 6. D -> Lưu Hoằng Tháo chưa kịp hiểu điều gì đang xảy ra thì đã bị trúng tên ở lưng và bị một tướng trẻ của ta nhảy qua thuyền chỉ huy của y giết chết là câu phủ định.
Câu 7. A -> Tác giả đã bộc lộ cảm xúc hả hê, chế giễu cái kết đáng đời của tên xâm lược Hoằng Tháo qua câu văn.
Câu 8. C -> Chiến thắng trên sông Bạch Đằng có ý nghĩa gì với lịch sử dân tộc: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc
Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc điểm của thể loại truyện nào?
Câu 2. Diễn biến của đoạn trích tái hiện hình ảnh nào của lịch sử nước ta?
Câu 3. Đoạn trích trên đã giúp em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của người anh hùng Ngô Quyên?
Câu 4. Được sinh ra trong thời đại hòa bình, em thấy mình cần có thái độ và hành động gì để xứng đáng với thành quả của những người đi trước đã để lại.
Đáp án
Câu 1.
- Đoạn trích trên mang đặc điểm của thể loại truyện lịch sử
Câu 2.
- Diễn biến của đoạn trích tái hiện hình ảnh chống quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo cầm đầu đến đánh nước ta và bị trận địa mai phục cọc ngầm trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền cưỡng chế, đánh thua thê thảm năm 938.
Câu 3.
- Đoạn trích trên đã giúp em hiểu thêm những vẻ đẹp của người anh hùng Ngô Quyền:
+ Vẻ đẹp lãnh đạo tài ba sáng suốt.
+ Dũng cảm, mạnh mẽ, có tinh thần quả cảm, lãnh đạo đội quân chống lại kẻ thù.
+ Nhìn xa chông rộng, thông minh, biết sử dụng lợi thế của tự nhiên để khắc chế kẻ thù, chỉ huy quân chặn đánh hết đường lui của địch.
Câu 4.
Được sinh ra trong thời đại hòa bình, em thấy mình cần có thái độ và hành động, để xứng đáng với thành quả của những người đi trước đã để lại:
+ Học tập thật chăm chỉ, luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực để đền đáp cũng như phục vụ, cống hiến mình cho đất nước.
+ Luôn dành chọn tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, bài trừ, lên án những hành vi xấu tuyên truyền những điều sai trái.
+ Nghe lời cha mẹ, không học đòi làm xấu như những người khác, biết rõ vị trí mình đang ở đâu, mình sẽ làm gì, và không ngừng nỗ lực để thay đổi tích cực, dần trở nên tốt hơn.