logo

Đọc hiểu Phạm Tải - Ngọc Hoa (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Phạm Tải - Ngọc Hoa trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tóm tắt truyện thơ Nôm Phạm Tải – Ngọc Hoa

Ngọc Hoa là con một gia đình giàu có họ Trần, cha làm quan, quê ở Thanh Hà. Gặp Phạm Tải, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để tiếp tục việc học, Ngọc Hoa đem lòng thương yêu. Ông bà họ Trần chiều ý con gái, cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên. Trong làng có Biện Điền là tên vô lại, trước dạm hỏi Ngọc Hoa không được, thấy nàng lấy chồng thì đem lòng thù oán, bèn tạc tượng Ngọc Hoa đem dâng lên Trang Vương. Trang Vương là tên vua hiếu sắc, cho quan quân đến bắt Ngọc Hoa. Giữa triều đình, Trang Vương ép Ngọc Hoa lấy hắn, nhưng bị nàng cự tuyệt. Hắn lại thương lượng với Phạm Tải nhường vợ cho hắn, nhưng Ngọc Hoa vẫn kiên quyết không chịu. Trang Vương liền đầu độc Phạm Tải, bức bách Ngọc Hoa. Ngọc Hoa cầm dao rạch mặt, cắt tóc, mặc tang phục vào triều. Nàng viện cớ chồng chết, vợ phải để tang ba năm và nói chỉ khi nào đoạn tang mới trở lại. Trang Vương đành phải ưng thuận.

Ngọc Hoa đưa thi hài chồng về quê an táng. Hết ba năm cư tang, nàng tự tử để khỏi bị Trang Vương đòi bắt. Ngọc Hoa chết xuông âm phủ, gặp Phạm Tải, cùng với chồng làm đơn kiện Trang Vương tại điện Diêm La. Diêm Vương tuy là em Trang Vương, nhưng sau khi xét hỏi đã tuyên bố: “Thương anh tôi để trong lòng; Việc quan phải cứ phép công tôi làm” và ra lệnh ném Trang Vương vào vạc dầu. Phạm Tải, Ngọc Hoa được sống lại, trở về đoàn tụ ở cõi trần và chàng trị vì đất nước thay cho Trang Vương.

Đoạn trích dưới đây trích kể về việc vua Trang Vương sau khi được tên Biện Điền tặng tượng tạc Ngọc Hoa, đã cho quân lính đến nhà, ép chết Phạm tải và bắt nàng vào cung.

[…]

Trang Vương thấy táng chàng rồi

    Truyền quan nội giám cho mời nương nương (1)

Thị thần thẳng tới Chiêu Dương (2)

Thưa rằng: “Vua dạy rước nàng vào trong”

Ngọc Hoa nghe nói giận lòng,

Cầm dao rạch mặt, máu dòng chảy ngay.

Khóc rằng: “Chàng hỗi có hay,

                                         Vì tôi nhan sắc, chàng rày thác oan!”

    Chẳng tham gác phượng, lầu vàng,

Vái trời, cắt tóc, để tang cho chồng.

Khăn tang áo trở não nùng,

Rời chân rón rén gót hồng bước ra.

Lạy thôi, quỳ tấu thượng tòa:

“Chồng tôi quả thác đã ba ngày rày,

Tôi là phận gái thơ ngây,

Vua đòi vâng phép vào đây làm gì?”

Vua nghe nói vân vi mọi nhẽ,

Phán rằng: “Nàng sao nỡ hoài thân?

Chớ nghe cáo bỏ chư quan,

Phượng hoàng sao lại đứng ăn với gà!

Trẫm nay trị nước gần xa

Chưa ai xứng đáng gọi là chính phi.

Nó dù thiệt phận thác đi

Ta cùng nàng muốn kết nghì làm đôi.

Âu là duyên số bởi trời,

    Lòng vàng quyết hẳn đẹp đôi duyên vàng,

Hay là nàng nhớ thương chàng,

Cho nên nàng lại tìm đường lánh xa?”

Nàng liền đặt gối tâu qua:

“Chúc vua muôn tuổi quốc gia vững bền.

   Tôi niên thiếu, tuổi hèn thơ dại,

Còn xuân xanh tuổi mới mười ba

Lòng vua muốn kết giao hòa

Tôi xin về nhà, chịu chế ba đông (3)

Ba năm mãn phục tang chồng

Thời tôi kíp đến sân rồng chầu vua”.

                                               […]  

       (Trích “Kho tàng truyện Nôm khuyết danh”- tập 1, trang 34, 35, 36- NXB Văn học)


Đọc hiểu Phạm Tải - Ngọc Hoa (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Dựa vào nội dung tóm tắt, cho biết cốt truyện được xây dựng theo mô hình nào? 

Câu 2. Chỉ ra những dấu hiệu trong đoạn trích cho thấy đây là truyện thơ Nôm bình dân.

Câu 3. Phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật Trang Vương thể hiện qua đoạn trích.

Câu 4. Xác định chủ đề chính của đoạn trích và cho biết qua đoạn trích này, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? 

Câu 5. Nhận xét về cách thể hiện thái độ của nhân vật Ngọc Hoa qua đoạn thơ:

Trang Vương thấy táng chàng rồi

    Truyền quan nội giám cho mời nương nương (1)

Thị thần thẳng tới Chiêu Dương (2)

Thưa rằng: “Vua dạy rước nàng vào trong”

Ngọc Hoa nghe nói giận lòng,

         Cầm dao rạch mặt, máu dòng chảy ngay.

Câu 6. Lời nói và hành động của nhân vật Ngọc Hoa trước Trang Vương có ý nghĩa gì với anh/chị?

Câu 7. Qua hình ảnh nhân vật Ngọc Hoa anh/chị có suy nghĩ gì về tâm hồn và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?

Đáp án

Câu 1. 

- Dựa vào nội dung tóm tắt,  cốt truyện được xây dựng theo mô hình: Hội ngộ – Lưu lạc – Đoàn viên.

Câu 2.

- Những dấu hiệu trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bình dân: 

+ Tác giả khuyết danh sáng tác

+ Chủ yếu lưu hành trong dân gian

+ Phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới.

+ Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

Câu 3.

- Đặc điểm tính cách nhân vật Trang Vương thể hiện qua đoạn trích: là người háo sắc, cố chấp, một tên bạo chúa dùng quyền uy để ép người khác phải lấy mình chia cắt hạnh phúc lứa đôi.

Câu 4.

- Chủ đề chính của đoạn trích: Miêu tả cuộc sống bất hạnh của Ngọc Hoa, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của nàng, mạnh mẽ, kiên cường trước cường quyền bạo lực, trước cái xấu, cái ác. Đồng thời lên án tên vua cố chấp, dâm dục, háo sắc, ngang ngược không biết lí lẽ chỉ biết dùng uy quyền cướp đoạt của người khácc.

- Thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến người đọc văn bản: Đề cao phẩm chất của những con người không bị phú quý làm mê đắm, không đầu hàng trước cường quyền và bạo lực, đặc biệt là người phụ nữ luôn phải chịu nhiều thiệt thòi, bị chèn ép đủ điều.

Câu 5.

- Cách thể hiện thái độ của nhân vật Ngọc Hoa qua đoạn thơ: Bản lĩnh, cương quyết, dũng cảm, quyết lấy cái chết để giữ vẹn đạo thủy chung không bị phú quý làm lu mờ, chìm đắm.

Câu 6. 

- Những llời nói và hành động của nhân vật Ngọc Hoa trước Trang Vương có ý nghĩa nhận định người phụ nữ phải kiên quyết giữ gìn phẩm hạnh tốt đẹp, không thể để những thứ vốn không thuộc mình thu phục, phản bội tình nghĩa. 

Câu 7.

- Qua hình ảnh nhân vật Ngọc Hoa em thấy tâm hồn và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến rất đẹp đẽ: tâm hồn trong sạch, thuần khiết, thủy chung, son sắt nhưng số phận lại bất hạnh, bị vùi dập, chà đạp không có quyền tự mình quyết định hạnh phúc, cuộc sống. 

Đọc hiểu Phạm Tải - Ngọc Hoa

Đọc hiểu Phạm Tải - Ngọc Hoa (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

A.Tự sự

B. Miêu tả

C.Biểu cảm

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 2. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trên là:

A.Nghệ thuật

B. Sinh hoạt

C. Báo chí

D. Chính luận

Câu 3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

A.Ngọc Hoa

B. Vua

C. Tác giả khuyết danh

D. Không ai

Câu 4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A.Phạm Tải

B. Trang Vương

C. Diêm Vương

D. Ngọc Hoa

Câu 5. Nhân vật Trang Vương có tính cách như thế nào?

A. Vui tính

B. Háo sắc

C. Công bằng

D. Nghiêm nghị

Câu 6. Hình ảnh của Ngọc Hoa đại diện cho ai trong xã hội phong kiến?

A. Vua quan phong kiến

B. Thi sĩ

C. Người phụ nữ Việt Nam

D. Nông dân

Đáp án

Câu 1. D -> Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 2. A -> Phong cách ngôn ngữ của đoạn trên là nghệ thuật.

Câu 3. C ->  Người kể chuyện trong đoạn trích trên là tác giả khuyết danh.

Câu 4. D -> Nhân vật chính trong đoạn trích trên là Ngọc Hoa.

Câu 5. B ->  Nhân vật Trang Vương có tính cách háo sắc.

Câu 6. C ->  Hình ảnh của Ngọc Hoa đại diện cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2024 - Cập nhật : 20/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads