Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.
Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.
(Ngày xuân, Anh thơ, Tuyển tập Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1986, tr.97).
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Tám chữ
C. Bảy chữ
D. Tự do
Câu 2: Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
A. Sinh hoạt
B. Khoa học
C. Nghệ thuật
D. Báo chí
Câu 3: Những sự vật thiên nhiên được miêu tả trong văn bản là?
A. Lúa, chim én, cò, cỏ
B. Không có sự xuất hiện của sự vật tự nhiên
C. Chim én, hoa đào, câu đối
D. Dải yếm lụa đào, chim én
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Không sử dụng
Trả lời câu hỏi
Câu 1: B. Tám chữ => Dựa vào số chữ trong một dòng
Câu 2: C. Nghệ thuật => Dựa vào nội dung văn bản
Câu 3: A. Lúa, chim én, cò, cỏ => Dựa vào nội dung văn bản
Câu 4: C. Nhân hóa => Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3. Nêu nhận xét về nhan đề văn bản Ngày xuân.
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 5. Liệt kê những cảnh vật thiên nhiên gợi tả không khí ngày xuân trong văn bản.
Trả lời câu hỏi
Câu 1:
- Thể thơ của văn bản: Tám chữ
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm
Câu 3:
- Nhan đề bài thơ: Ngắn gọn, xúc tích, thể hiện được những nội dung chính của bài thơ. Thông qua đó, tác giả còn gợi mở sự hứng khởi của tác giả thông qua nhan đề
Câu 4:
- Nội dung chính của văn bản: Vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và những nét đẹp văn hóa truyền thống tại các làng quê Bắc Bộ mỗi khi mùa xuân về.
Câu 5:
- Những cảnh vật thiên nhiên gợi tả không khí ngày xuân trong văn bản: Trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay, đường cỏ ven sông
Câu 1. Trong ngày xuân, con người được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?
Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả sử dụng của một biện pháp tu từ được thể hiện trong khổ thơ sau:
Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
Câu 3. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì qua văn bản Ngày xuân?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về một nét đẹp văn hóa trong ngày xuân của người Việt thể hiện ở văn bản trên.
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân?
Trả lời câu hỏi
Câu 1:
- Trong ngày xuân, con người được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu: Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh; những cô con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình; những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy; giải yếm đào, giải khăn thi
Câu 2:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: liệt kê
- Tác dụng:
+ Gợi hình, gợi cảm cho bài thơ
+ Nhấn mạnh không khí tươi vui, rộn ràng, bình dị, đoàn kết của người dân đồng quê với những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương
Câu 3:
- Thông qua văn bản Ngày xuân, tác giả đã thể hiện được thái độ trân trọng, tự hào và nâng cao về những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
Câu 4:
- Thông qua văn bản trên, chúng ta có thể vô cùng cảm thấy tự hào, yêu thương về những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
Câu 5:
- Từ văn bản trên, em rút ra được bài học cho bản thân là: Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước