logo

Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em (5 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn trích sau:

NƠI TUỔI THƠ EM

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

 

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi

 

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

 

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em

Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ:

A. Lục bát                 

B. Bốn chữ                 

C. Năm chữ                  

D. Sáu chữ.

Câu 2. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ:

A. Miêu tả, biểu cảm, tự sự                 

B. Biểu cảm, tự sự

C. Miêu tả, tự sự                                  

D. Biểu cảm, miêu tả.

Câu 3. Biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên mà em đã học là:

A. So sánh               

B. Nhân hóa 

C. Điệp ngữ                 

D. Ẩn dụ

Câu 4. Xác định phó từ trong hai dòng thơ: 

“Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi”

A. Có                        

B. Tha thiết

C. Ngọt ngào 

D. Mãi

Câu 5. Bài thơ có bao nhiêu từ láy?

A. Một từ                        

B. Hai từ 

C. Ba từ

D. Bốn từ.

Câu 6. Có bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

"Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

 

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi"

A. Hai hình ảnh                          

B. Ba hình ảnh

C. Bốn hình ảnh                          

D. Năm hình ảnh

Câu 7. Tác dụng của hình ảnh so sánh: 

"Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương"

A. Làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

B. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp.

C. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Cụm từ: “Đọng trên áo mẹ cha” là cụm:

A. Tính từ                        

B. Động từ               

C. Danh từ

D. Chủ vị.

Câu 9. Bài thơ muốn gửi gắm tới chúng ta những thông điệp gì?

Lời giải:

Bài thơ muốn gửi đến chúng ta những thông điệp thân thương của cuộc sống, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn với những điều thân thương, gần gũi, những điều bình dị, mộc mạc của cảnh sắc thiên nhiên, quê hương tươi đẹp. Chúng ta được lớn lên với tuổi thơ đẹp và hiểu được những giọt mồ hôi vất vả của cha mẹ làm việc nuôi chúng ta, những điệu dân ca ngọt ngào trong tiếng ru của mẹ. Mỗi chúng ta hãy biết ơn những công lao to lớn của cha mẹ, hãy biết trân trọng những điều nhỏ bé, yêu quý quê hương tươi đẹp.

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Lời giải:

Yêu thương những điều bình dị mộc mạc của quê hương chính là những cảm xúc thật nhất của mỗi con người. Đọc bài thơ Nơi tuổi thơ em đã làm cho em nhớ về những điều nhỏ bé của tuổi thơ. Gắn với những lũy tre làng, những dòng sông trải dài, uốn lượn quanh khu làng, những cánh đồng xanh tươi gắn với tuổi thơ mỗi người. Dù cho đã lớn cũng không thể nào quên lời ru ngọt ngào của mẹ sưởi ấm trái tim. Tất cả tạo nên những điều giản dị mà ấm áp lạ thường mà chỉ có quê hương mới có những điều thân thương như vậy. Chắc hẳn, ai cũng có tuổi thơ riêng nhưng để có một tuổi thơ nhớ mãi và mỗi khi nhắc lại đều đẹp đẽ. Đẹp từ cảnh sắc thiên nhiên, những điệu dân ca quê hương, chúng ta còn nhớ mãi công lao nuôi nấng của cha mẹ cho ta có tuổi thơ đẹp như vậy. Cha mẹ làm lụng vất vả nuôi con khôn lớn, bao nhiêu giọt mồ hôi trên má lăn xuống để thấy những vất vả của bậc sinh thành. Bức tranh thiên nhiên và con người quê hương là tuổi thơ đáng nhớ nhất mà có lẽ chỉ có một lần trong đời. Hãy lưu giữ lại những kỉ niệm của mình và luôn nhớ về nó với những cảm xúc đẹp nhất.


Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em - Đề số 2

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát 

B. Năm chữ.

C. Bốn chữ. 

D. Sáu chữ.

Câu 2. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ:

A. Biểu cảm, tự sự. 

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C. Miêu tả, tự sự. 

D. Miêu tả, biểu cảm.

Câu 3. Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên là:

A. So sánh. 

B. Nhân hóa. 

C. Điệp ngữ. 

D. Ẩn dụ.

Câu 4. Nhận xét nào sau đây nêu chính xác ý nghĩa của từ tha thiết trong câu?

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi

A. Tình cảm sâu lắng. 

B. Tình cảm tha thiết với mẹ cha.

C. Tình cảm gắn bó sâu nặng không thể quên. 

D. Tình cảm ngọt ngào với quê hương.

Câu 5. Câu thơ Có ngày mưa tháng nắng/ Đọng trên áo mẹ cha được hiểu như thế nào ?

A. Thiên nhiên thời tiết bất thường. 

B. Sự gian nan vất vả của cha mẹ.

C. Thời gian dài dằng dặc. 

D. Hình ảnh cha mẹ trên đồng ruộng.

Câu 6. Hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ sau gợi vẻ đẹp nào của quê hương?

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

A. Vẻ đẹp xanh tươi của quê hương. 

B. Vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc.

C. Vẻ đẹp trong sáng thơ ngây. 

D. Vẻ đẹp rực rỡ tươi thắm.

Câu 7. Tác dụng của hình ảnh so sánh:

Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

A. Tuổi thơ gắn liền với những hình ảnh quê hương tươi đẹp, bình dị, thân thuộc.

B. Tuổi thơ tràn đầy niềm vui.

C. Tuổi thơ với những kỉ niệm đẹp khó quên.

D. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với quê hương.

Câu 8. Nhận định nào nói đúng nhất về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương?

A. Nhớ về dòng sông, cánh đồng quê hương.

B. Nhớ về tuổi thơ yêu dấu ở quê hương.

C. Nhớ về quê hương với bao kỉ niệm đẹp.

D. Nhớ về quê hương với tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào.

Câu 9. Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ văn bản là gì?

Lời giải:

Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ văn bản là mỗi bản thân chúng ta phải luôn yêu thương, gắn bó và dù có đi xa đến đâu cũng luôn nhớ về một quê hương bình dị, mộc mạc và chân thật nhất.

Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước

Lời giải:

Để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước em đã có những hành động:

- Một là tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nét đẹp dân gian của quê hương. 

- Hai là nỗ lực học tập chăm chỉ để góp phần xây dựng một quê hương giàu đẹp.


Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em - Đề số 3

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơm năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4. Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì?

A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ

B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết

C. Sự biết ơn đối với cha mẹ

D. Sự xa cách về mặt thời gian

Câu 5. Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?

A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi

B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.

Cánh đồng xanh tươi.

Lời giải:

Cánh đồng lúa quê em/ xanh tươi mơn mởn

Câu 8. Em hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nơi tuổi thơ em của Nguyễn Lãm Thắng.

Lời giải:

Qua bài thơ Nơi tuổi thơ em của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng để lại trong em những cảm xúc khó quên. Quê hương gắn liền với những hình ảnh vô cùng bình dị nhưng sâu thẳm nét đẹp ấy là cả một bầu trời kỉ niệm. Mỗi khóm tre làng, những cành đồng lúa vàng ươm mùa thu hoạch hay những cánh cò trắng ngần phấp phới trên bầu trời xanh, thoáng thoáng hương cỏ dại đã phác họa nên một quê hương thân thương mà gần gũi. Nơi đây là nơi đã ghi lại những dấu ấn khó phai về một tuổi thơ ngây ngô, dại khờ, cùng với đó là hình ảnh tần tảo, hy sinh của cha mẹ vất vả lo toan cho chúng ta. Mọi chặng đường chúng ta đi qua đều hằn lại dấu vệt trên những con đường làng quê thân thuộc. Quê hương dạy ta trở thành một người con hiếu thảo, ngoan ngoãn và nuôi dưỡng ta lớn lên khỏe mạnh từng ngày từng ngày và chở che ta trong suốt chặng đường đời.


Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em - Đề số 4

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do              

B.  Lục bát           

C. Ngũ ngôn                  

D. Tứ tuyệt

Câu 2. Từ “đọng” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ           

B.  Động từ          

C.  Tính từ           

D.  Từ đơn

Câu 3. Xác định từ láy?

A. 2            

B. 3            

C. 4                       

D. 5

Câu 4. Xác định từ ghép trong những từ sau:

A. Lửng lơ

B. Quê hương

C. Gầy gò

D. Xanh xao

Câu 5. Nội dung của đoạn thơ là:

A. Miêu tả vẻ đẹp cảnh dòng sông.

B. Kỉ niệm của bạn nhỏ về lời ru.

C. Tuổi thơ trong trẻo.

D. Tuổi thơ đẹp, đầy ắp những hình ảnh và kỉ niệm gắn liền với quê hương của mỗi con người.

Câu 6. Biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là:

A. Ẩn dụ 

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là:

A. Nhấn mạnh niềm tự hào, cảm xúc về tuổi thơ trong trẻo đầy ắp những hình ảnh và kỷ niệm gắn liền với quê hương.

B. Nhấn mạnh tình yêu thương, sự vất vả cả cha mẹ.

C. Nhấn mạnh cảm xúc vui tươi, hồ hởi của trẻ nhỏ.

D. Liệt kê những sự vật, sự việc in dấu trong kí ức tuổi thơ.

Câu 8. Nhân vật em nhỏ trong bài thơ cho rằng: Tuổi thơ đẹp là tuổi thơ gắn liền với điều gì?

A. Quê hương

B. Cha mẹ

C. Cánh đồng

D. Lời ru

Câu 9. Cảm xúc chính của bạn nhỏ được thể hiện trong bài thơ là gì?

A. Tình yêu yêu hương dạt dào.

B. Trân trọng những niềm vui thở ấu thơ mà hiện nay không còn.

C. Tự hào về kỷ niệm thơ ấu đầy đẹp đẽ, hồn nhiên.

D. Trân trọng kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

Câu 10. Bài thơ mang lại cho em nhưng cảm xúc, suy nghĩ gì về những kỉ niệm tuổi thơ và quê hương? (trình bày bằng một đoạn văn 3 – 5 dòng)

Lời giải:

Quê hương - hai tiếng gọi vô cùng thiêng liêng, là nơi ta chôn rau cắt rốn và nâng đỡ ta từng bước trên chặng đường đời. Ai trong mỗi chúng ta khi sinh ra đều có riêng cho mình một quê hương, một nơi mà dù có đi bao xa đi chăng nữa thì chúng ta vẫn mãi một lòng hướng về. Nơi dạy ta những bài học đầu tiên, nâng niu chúng ta khôn lớn bằng những giọt mồ hôi thấm đẫm trên tấm áo sờn vai của người làm cha làm mẹ. Quê hương nuôi dưỡng những giấc mơ và những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ thời niên thiếu ta thường hay mơ mộng về những điều kì diệu, những lần dạo chơi trên cánh đồng lúa miên man trải dài vô tận, những cánh cò bay lả phủ trắng cả bầu trời trong xanh, những làn điệu dân ca đậm nghĩa tình quê hương, đất nước. Quê hương là vậy, yêu thương và chở che cho chúng ta vì vậy để đền đáp công ơn này, mỗi chúng ta hãy luôn cố gắng và tôi luyện bản thân ngày càng tốt hơn để giúp ích được cho quê hương của chính mình trở nên giàu đẹp hơn nữa.


Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em - Đề số 5

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó (số tiếng trong mỗi câu; số câu trong mỗi khổ thơ).

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3. Trong văn bản có những hình hình ảnh nổi bật nào? Nhận xét về những hình ảnh đó? 

Câu 4. Tìm các từ láy có trong bài thơ? Nêu tác dụng của các từ láy đó.

Câu 5. Theo em, tình yêu quê hương được biểu hiện như thế nào? Quê hương có vai trò như thế nào đối với mỗi người?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Bài thơ trên được viết theo thể thơ 5 chữ

- Đặc điểm của thể thơ 5 chữ là: Mỗi dòng có 5 tiếng, mỗi khổ thơ có 4 dòng.

Câu 2.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là biểu cảm (thể hiện tình cảm của tác giả về quê hương tuổi thơ của mình)

Câu 3.

- Những hình ảnh nổi bật trong văn bản là: dòng sông xanh, vầng trăng tròn, khóm tre làng, cầu vồng bảy sắc, cánh đồng xanh, đàn cò trắng, khúc dân ca, hương cỏ dại,…

- Đây là những hình ảnh bình dị của một làng quê Việt Nam, ở đó là quê hương, là tuổi thơ của biết bao thế hệ với hình ảnh rất thương thương và bình dị.

Câu 4.

- Các từ láy có trong bài thơ là: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào

- Tác dụng: tạo âm điệu cho bài thơ thêm hấp dẫn và có hồn, giàu hình ảnh và tạo âm điệu cho lời thơ. Giúp người đọc liên tưởng được hình ảnh quê hương trong kí ức tuổi thơ của tác giả vô cùng ngọt ngào và bình dị.

Câu 5.

- Biểu hiện của tình yêu quê hương: 

+ Tình cảm với những người thân, anh em họ hàng, làng xóm

+ Yêu thiên nhiên, cảnh vật ở quê hương từ những điều giản đơn như dòng sông, lũy tre, triền đê, cánh đồng, ngọn núi,…; 

+ Biết gìn giữ và bảo vệ những nét đẹp, đặc trưng riêng có của quê hương mình.

- Vai trò của quê hương với mỗi con người là:

+ Quê hương là nơi mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên, gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.

+ Mỗi quê hương có 1 bản sắc, nét đẹp riêng có để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người.

+ Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành từ những cú vấp ngã thuở ấu thơ.

+ Chỉ quê hương mới có những kỉ niệp đẹp của ấu thơ mà dù trưởng thành cũng không tìm lại được.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Chúc bạn học tốt môn Ngữ Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023