logo

Theo em cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Câu trả lời chính xác nhất: Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có khác nhau ở những điểm sau:

- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật trong truyện thường không được tìm hiểu về ngoại hình, hành động. Mà từ nhân vật ấy để đại diện cho một bộ phận người trong xã hội. Từ đó rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong câu chuyện.

- Truyện cổ tích: Tìm hiểu những yếu tố kì ảo, thần kì, tưởng tượng, hoang đường và ý nghĩa những chi tiết ấy. Những nhân vật trong truyện thường là những nhân vật được lí tưởng hoá. Truyện cổ tích đưa ra bài học về thiện-ác, tốt-xấu,…

Cùng Toploigiai tìm hiểu về các đặc điểm của truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích để thấy được sự khác nhau ở trên là như thế nào nhé!


1. Truyện cổ tích là gì?

a. Khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích là được xem là một thể loại truyện mang nét tự sự dân gian, các yếu tố trong truyện đều sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của con người về các vấn đề của cuộc sống, xã hội từ xa xưa. Thông qua đó, truyện cổ tích cũng nêu lên quan điểm về sự công bằng, công lý cho một xã hội tốt đẹp hơn, người ở hiền sẽ gặp lành và dĩ nhiên người ác sẽ bị trừng trị thích đáng.

b. Đặc trưng

- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo. Đặc trưng của truyện cổ tích này có lẽ là quan trọng nhất trong các nội dung của truyện cổ tích. Những yếu tố ảo tưởng, hư cấu đã góp phần tạo nên sự thú vị, lôi cuốn cho các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Các yếu tố này góp phần dẫn dắt câu chuyện đi đến phần đỉnh điểm, nhằm giải quyết các xung đột, vấn đề trong truyện và nó cũng giúp cho các ước mơ của nhân vật chính của truyện thực hiện được khát vọng mong muốn của mình.

- Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

- Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

theo em cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau

- Một số kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:

+ Nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngôc nghếch

+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người)

c. Phân loại truyện cổ tích

- Truyện cổ tích mang tính phiêu lưu: nội dung của các thể loại truyện này đó là hành trình khám phá, phiêu lưu của các nhân vật và các phiêu lưu này đều hoàn toàn là giả tưởng.

- Truyện cổ tích thần kỳ: Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Ví dụ như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa,…

- Truyện cổ tích về loại vật: Nhân vật chính của các câu chuyện này không phải là con người mà là con vật, muôn loài với phép nhân hoá với con người, truyện hướng đến những ý nghĩa bài học làm người, đạo lý xã hội.

>>> Tham khảo: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?


2. Truyện ngụ ngôn là gì?

a. Khái niệm

Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

b. Đặc trưng

Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):

- Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện

- Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.

c. Nội dung của truyện ngụ ngôn

- Đả kích giai cấp thống trị: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay... Truyện ngụ ngôn thường đi vào thế giới loài vật. Nhưng hình ảnh của thế giới thực tại mà truyện muốn thể hiện một cách bóng gió là các quy luật đang ngự trị con người. Cuộc đấu tranh giữa tầng lớp thống trị và bị trị trong xã hội phong kiến thể hiện rất rõ ở truyện ngụ ngôn.

- Phê phán thói hư tật xấu của con người: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo…

theo em cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau

- Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tế cuộc sống: Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường, Mèo lại hoàn mèo… Đây là nội dung chính của truyện ngụ ngôn. Đằng sau mỗi một câu chuyện là một bài học mang tính triết lí sâu sắc. Truyện đã dẫn con người đi đến nhận thức đúng đắn bằng cách nêu lên những tai hại do nhận thức sai lầm gây ra. Cách chứng minh bằng phản chứng độc đáo ấy đã giúp bài học đến với người nghe thật tự nhiên.

>>> Tham khảo: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"


3. Theo em cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Từ những phân tích trên, ta có thể nhận thấy truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích có rất nhiều điểm khác biệt. Vì vậy mà cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có khác nhau ở những điểm sau:

- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật trong truyện thường không được tìm hiểu về ngoại hình, hành động. Mà từ nhân vật ấy để đại diện cho một bộ phận người trong xã hội. Từ đó rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong câu chuyện.  Truyện ngụ ngôn có ý nghĩa khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống

- Truyện cổ tích:

+ Tìm hiểu những yếu tố kì ảo, thần kì, tưởng tượng, hoang đường và ý nghĩa những chi tiết ấy. Những nhân vật trong truyện thường là những nhân vật được lí tưởng hoá.

+ Truyện cổ tích đưa ra bài học về thiện-ác, tốt-xấu,… Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.

+ Truyện cổ tích còn giúp trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Theo em cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau? Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 19/11/2022