logo

Đọc hiểu Nguồn gốc của cây nhãn

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Nguồn gốc của cây nhãn hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau, có người cho rằng nguồn gốc của cây nhãn từ vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Tại Việt Nam nguồn gốc cây nhãn là ở mảnh đất Hưng Yên, cũng chính nhãn lồng là giống nhãn tổ của nhãn Việt Nam. Trong số nhiều loại nhãn, nhãn lồng là ngon nhất và chỉ có ở Hưng Yên. Vỏ thân cây nhãn xù xì màu nâu xám, giữ nước tốt, thân to nhiều cành, cành tỏa rộng tạo thành tán lớn, cây luôn um tùm lá, lá kép hình lông chim mọc so le... Quá trình ra hoa của nhãn có thể chia thành các thời kỳ: thời kỳ xuất hiện mầm hoa, thời kỳ xuất hiện hoa, thời kỳ nở hoa và thụ phấn, thời kỳ tàn hoa và đậu quả. Nhãn đã ra hoa rất dễ đậu quả, tỉ lệ đậu quả rất cao. Khi chín, quả nhãn tròn nhỏ, vỏ nhãn màu nâu nhạt, hạt nhãn có màu đen, cùi màu trắng trong. Quả nhãn lồng của Hưng Yên cũng có nhiều điểm khác so với những loại nhãn khác, quả nhãn to, vỏ gai sần và dày có màu vàng sẫm, cùi nhãn dày và ráo giòn, mọng nước, hạt nhỏ. Gìn giữ Nhãn lồng Hưng Yên cũng là gìn giữ giống "nhãn tổ" của Việt Nam, gìn giữ món ăn từng được dâng tiến cho vua ăn. Ngày nay nhãn lồng Hưng Yên đã được hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline lựa chọn làm món ăn tráng miệng trên máy bay để quảng bá đặc sản của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời nhãn lồng Hưng Yên cũng chính thức trở thành mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, ngay cả những thị trường khó tính như châu Âu, châu Á, châu Úc. 

(Sưu tầm-Intenet) 

Câu 1: Ý nào dưới đây nêu nội dung của đoạn trích? 

A. Giới thiệu về nhãn lồng Hưng Yên. 

B. Ẩm thực đặc sắc của đất phố Hiến xưa. 

C. Đất và người Hưng Yên. 

D. Nhãn lồng- mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. 

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn dưới đây là: 

A. Miêu tả. 

B. Biểu cảm. 

C. Tự sự 

D. Thuyết minh. 

Câu 3: Dấu hai chấm trong câu Quá trình ra hoa của nhãn có thể chia thành các thời kỳ: thời kỳ xuất hiện mầm hoa, thời kỳ xuất hiện hoa, thời kỳ nở hoa và thụ phấn, thời kỳ tàn hoa và đậu quả được dùng để làm gì? 

A. Đánh dấu lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). 

B. Đánh dấu phần thuyết minh cho một phần cho trước. 

C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép). 

D. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho một phần cho trước. 

Câu 4: Câu Khi chín, quả nhãn tròn nhỏ, vỏ nhãn màu nâu nhạt, hạt nhãn có màu đen, cùi màu trắng trong. Có mấy cụm C-V? 

A. 3 cụm C-V. 

B. 4 cụm C-V. 

C. 5 cụm C-V. 

D. 6 cụm C-V. 

Câu 5: Dấu ngoặc đơn trong câu có người cho rằng nguồn gốc của cây nhãn từ vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) được dùng để làm gì? 

A. Đánh dấu phần chú thích cho một phần cho trước. 

B. Đánh dấu phần thuyết minh cho một phần cho trước. 

C. Đánh dấu phần bổ sung 

D. Cả A,B,C. 

Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu Gìn giữ Nhãn lồng Hưng Yên cũng là gìn giữ giống "nhãn tổ" của Việt Nam, gìn giữ món ăn từng được dâng tiến cho vua ăn được dùng để: 

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. 

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm y mỉa mai. 

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn. 

Câu 7: Từ in đậm trong câu Tại Việt Nam nguồn gốc cây nhãn là ở mảnh đất Hưng Yên, cũng chính nhãn lồng là giống nhãn tổ của nhãn Việt Nam là: 

A. Tình thái từ. 

B. Biệt ngữ xã hội 

C. Thán từ 

D. Trợ từ. 

Câu 8: Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép Quả nhãn lồng của Hưng Yên cũng có nhiều điểm khác so với những loại nhãn khác, quả nhãn to, vỏ gai sần và dày có màu vàng sẫm, cùi nhãn dày và ráo giòn, mọng nước, hạt nhỏ. 

A. Quan hệ điều kiện. 

B. Quan hệ tương phản 

C. Quan hệ giải thích. 

D. Quan hệ nối tiếp. 

Câu 9: Để nói về nhãn lồng, tác giả KHÔNG sử dụng các phương pháp nào? 

A. Phương pháp giải thích. 

B. Phương pháp liệt kê. 

C. Phương pháp dùng số liệu. 

D. Phương pháp so sánh 

Câu 10: Câu nào dưới dây là câu ghép? 

A. Vỏ thân cây nhãn xù xì màu nâu xám, giữ nước tốt, thân to nhiều cành, cành tỏa rộng tạo thành tán lớn, cây luôn um tùm lá, lá kép hình lông chim mọc so le. 

B. Nhãn lồng hay nhãn nói chung là một loại cây thân gỗ lâu năm vùng cận nhiệt đới. 

C. Nhãn đã ra hoa rất dễ đậu quả, tỉ lệ đậu quả rất cao 

D. Trong số nhiều loại nhãn, nhãn lồng là ngon nhất và chỉ có ở Hưng Yên. 

Câu 11: Ở đoạn văn trên, tác giả không nhắc tới việc nhãn lồng xuất khẩu sang châu lục nào? 

A. Châu Á. 

B. Châu Phi 

C. Châu Âu. 

D. Châu Úc. 

Câu 12: Qua câu Ngày nay nhãn lồng Hưng Yên đã được hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline lựa chọn làm món ăn tráng miệng trên máy bay, tác giả muốn 

A. Khẳng định nhãn là quốc quả của việt Nam. 

B. Chứng minh nhãn là thứ trái cây ngon nhất. 

C. Tiêu thụ mặt hàng nông sản bị dôi dư. 

D. Quảng bá đặc sản của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
A D D A A B
Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
D D C A B D

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nguồn gốc của cây nhãn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023