logo

Đọc hiểu Có gì đâu, có gì đâu

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Có gì đâu, có gì đâu hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Có gì đâu, có gì đâu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

''...Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng,
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cảnh rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng...''

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Trong đoạn thơ trên,tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm           

B. Miêu tả              

C. Biểu cảm và miêu tả                

D. Tự sự

Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ năm chữ                                                          

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ bảy chữ                                                             

D. Thể thơ tự do

Câu 3: Hãy giải nghĩa từ ''lũy thành'' trong đoạn thơ?

A. Bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong

B. Hàng cây mọc rất dày thành một hàng rào

C. Cơ cấu vững chắc của một tổ chức hay một hệ thống xã hội nào

D. Nền tảng, cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển

Câu 4: Trong các từ ''mỡ màu, cần cù, kham khổ, bão bùng, nắng nỏ'' có mấy từ láy?

A. Hai từ          

B. Ba từ             

C. Bốn từ               

D. Năm từ

Câu 5: Từ''nghèo'' trong đoạn thơ và từ ''nghèo'' trong câu văn ''Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra là nhà cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa'' là:
A. Từ đa nghĩa             

B. Từ đồng âm                 

C. Từ đồng nghĩa                 

D. Từ trái nghĩa

Câu 6: Biện pháp tu từ sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ là:

A. Ẩn dụ và so sánh                                                    

B. Nhân hóa và so sánh

C. Ẩn dụ và so sánh                                                    

D. Nhân hóa và điệp ngữ

Câu 7: Trong hai câu thơ sau có mấy cụm động từ?

''Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.''

A. 1 cụm                    

B. 2 cụm                  

C. 3 cụm                    

D. 4 cụm

Câu 8: Thông qua hình ảnh cây tre trong đoạn thơ, em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam?

A. Cần cù, nhân hậu, hiền lành, lương thiện            

B. Cần cù, lạc quan, ngay thẳng, ngoan ngoãn

C. Nhân hậu, dũng cảm, cần cù, thông minh           

D. Đoàn kết, cần cù, lạc quan, nhân hậu

Câu 9: Tìm một cụm tính từ trong hai câu thơ dưới đây. Từ tính từ đó, hãy tạo ra một cụm tính từ và đặt câu với tính từ em vừa tạo.

''Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.''

Câu 10: ''Tre già măng mọc'' là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này

Câu 11: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ:

''Thương nhau tre chẳng ở riêng''
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người''

Câu 12: Đoạn thơ gợi cho em tình cảm gì?

Đọc hiểu Có gì đâu, có gì đâu

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Trong đoạn thơ trên,tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm           

B. Miêu tả              

C. Biểu cảm và miêu tả                

D. Tự sự

Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ năm chữ                                                          

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ bảy chữ                                                             

D. Thể thơ tự do

Câu 3: Hãy giải nghĩa từ ''lũy thành'' trong đoạn thơ?

A. Bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong

B. Hàng cây mọc rất dày thành một hàng rào

C. Cơ cấu vững chắc của một tổ chức hay một hệ thống xã hội nào

D. Nền tảng, cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển

Câu 4: Trong các từ ''mỡ màu, cần cù, kham khổ, bão bùng, nắng nỏ'' có mấy từ láy?

A. Hai từ          

B. Ba từ             

C. Bốn từ               

D. Năm từ

Câu 5: Từ''nghèo'' trong đoạn thơ và từ ''nghèo'' trong câu văn ''Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra là nhà cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa'' là:
A. Từ đa nghĩa             

B. Từ đồng âm                 

C. Từ đồng nghĩa                 

D. Từ trái nghĩa

Câu 6: Biện pháp tu từ sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ là:

A. Ẩn dụ và so sánh                                                    

B. Nhân hóa và so sánh

C. Ẩn dụ và so sánh                                                    

D. Nhân hóa và điệp ngữ

Câu 7: Trong hai câu thơ sau có mấy cụm động từ?

''Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.''

A. 1 cụm                    

B. 2 cụm                  

C. 3 cụm                    

D. 4 cụm

Câu 8: Thông qua hình ảnh cây tre trong đoạn thơ,em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam?

A. Cần cù, nhân hậu, hiền lành, lương thiện            

B. Cần cù, lạc quan, ngay thẳng, ngoan ngoãn

C. Nhân hậu, dũng cảm, cần cù, thông minh           

D. Đoàn kết, cần cù, lạc quan, nhân hậu

Câu 9: 

- Cụm tính từ xuất hiện trong hai câu thơ trên là: bấy nhiêu cần cù

- Cụm tính từ mới: rất xinh

- Đặt câu với cụm tính từ mới: Cô gái đó rất xinh.

Câu 10: 

Thành ngữ Tre già măng mọc có nghĩa đen là những cây tre già sau một thời gian sẽ chết đi, tạo ra những chất dinh dưỡng để cây non phát triển. Bên cạnh đó có nghĩa bóng với lớp nghĩa chỉ các thế hệ trước mất đi, thế hệ sau sẽ tiếp tục phát huy, kế tục.

Câu 11: 

- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên: Nhân hóa

- Tác dụng của biện pháp đó là giúp câu thơ được thêm sinh động, có điểm nhấn và gần gũi với con người.

Câu 12: 

Sau khi đọc đoạn thơ em đã khơi gợi được tình yêu quê hương, đất nước trong con người em. Thôi thúc bản thân phải cố gắng chăm chỉ, rèn luyện bản thân để ngày một tốt lên, trở thành công dân có ích cho đất nước. Đồng thời cũng giáo dục nhân dân ta phải biết yêu thương, giúp đỡ và đoàn kết với nhau. Khơi gợi lên được những phẩm chất cao quý của những người con dân Việt Nam như lạc quan, cần cù, chăm chỉ, giàu lòng yêu thương, nhân ái,…...

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Có gì đâu, có gì đâu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2022 - Cập nhật : 05/07/2023