logo

Đọc hiểu Nắng thu của Nam Trân (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Nắng thu của Nam Trân trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Hai bài hát ngô nghê và êm ái,

Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về.

Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê,

Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.

Trên suối nhỏ, chiếc cầu tre hẻo lánh

Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang.

Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang

Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh.

Dãy núi tím bỗng thay màu xanh ngắt

Rồi ố lần trong giây khắc nhá nhem,

Âm thầm cảnh vật vào Đêm:

Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cùng tắt

(Nắng Thu, Thi Nhân Việt NamNxb Chính trị quốc gia, 2003, Trang 201)


Đề Đọc hiểu Nắng thu của Nam Trân (Tự luận) - Đề 1

Câu 1: Khái quát nội dung chính của bài thơ?

Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ 6 chữ duy nhất trong bài thơ:

Âm thầm cảnh vật vào Đêm

Câu 4: Qua bài thơ anh/chị hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và con người nơi đồng quê?

Câu 5: Theo anh/chị, thôn quê có phải là nơi đáng sống không? Vì sao?

Trả lời

Câu 1:

 - Nội dung chính của bài thơ Nắng thu: Bài thơ miêu tả bức tranh mùa thu với một không khí và sắc màu trong trẻo, tươi mới. Cảnh thu trở nên sinh động và nhộn nhịp khác thường bởi sự xuất hiện của người dân quê và đàn trẻ nhỏ. Qua đó thể hiện tình yêu cảnh sắc thiên nhiên đồng quê của tác giả.

Câu 2:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: Tác giả/ hình tượng tác giả

Câu 3:

- Hiệu quả nghệ thuật của câu thơ 6 chữ duy nhất trong bài:

+ Sự linh hoạt, sáng tạo, tự do trong thơ mới.

+ Thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình, diễn tả những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế của con người trước bước đi lặng lẽ của thời gian. Câu thơ nhẹ như hơi thở khiến người đọc cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm, thanh bình của cảnh chiều thu khi chuyển mình vào đêm.

Câu 4:

- Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và con người nơi đồng quê: Tình cảm trìu mến của tác giả trước vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của cảnh sắc làng quê cùng vẻ đẹp cuộc sống mộc mạc, chan hoà của người dân lao động.

Câu 5:

- Đối với câu hỏi này, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng: Nơi đáng sống hoặc nơi không đáng sống và sẽ diễn đạt rõ lí do vì sao

+ Thôn quê là nơi đáng sống vì ở nơi đây không khí trong lành, thanh bình, những người dân lao động mộc mạc, chất phác, chăm chỉ, chịu khó, có rất nhiều những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của thời thơ ấu; ít có những tệ nạn xã hội; nhịp sống không hối hả, gấp gáp;…

+ Thôn quê là nơi không đáng sống vì cơ sở hạ tầng các dịch vụ tiện ích xã hội kém phát triển; việc di chuyển gặp nhiều khó khăn; cơ hội việc làm, giáo dục không cao; nhịp sống chậm dễ khiến con người trở nên thụ động, thiếu động lực phát triển;…

Đọc hiểu Nắng thu của Nam Trân

Đề Đọc hiểu Nắng thu của Nam Trân (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do
  2. Bảy chữ
  3. Lục bát
  4. Bốn chữ

Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì?

  1. Mùa Xuân
  2. Mùa Đông
  3. Mùa Hạ
  4. Mùa Thu

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

  1. Mục tử cỡi trâu
  2. Tác giả
  3. Nắng thu
  4. Con người

Câu 4: Qua bài ta thấy tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và con người nơi đồng quê như thế nào?

  1. Tác giả yêu cảnh sắc thiên nhiên nơi đồng quê cùng vẻ đẹp cuộc sống mộc mạc, chan hoà của người dân lao động.
  2. Tác giả chỉ yêu thiên nhiên đồng quê khi có nắng thu
  3. Tác giả không có tình cảm gì đối với thiên nhiên và con người nơi đồng quê
  4. Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và con người nơi đồng quê là bằng nhau

Câu 5: Trong bài thơ, cảnh thu trở nên sinh động và nhộn nhịp khác thường bởi sự xuất hiện của?

  1. Cây cối
  2. Đàn trâu
  3. Người dân quê và đàn trẻ nhỏ
  4. Nắng chiều

Trả lời

Câu 1. A => Bài thơ viết theo thể thơ tự do

Câu 2. D => Bài thơ viết về đề tài mùa thu

Câu 3. B => Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả

Câu 4. A => Tác giả yêu cảnh sắc thiên nhiên nơi đồng quê cùng vẻ đẹp cuộc sống mộc mạc, chan hoà của người dân lao động.

Câu 5. C => Cảnh thu trở nên sinh động và nhộn nhịp khác thường bởi sự xuất hiện của người dân quê và đàn trẻ nhỏ

icon-date
Xuất bản : 04/04/2024 - Cập nhật : 04/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads