logo

Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.


Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Em là con gái trong khung cửi,

Dệt lụa quanh năm với mẹ già,

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,

Mẹ già chưa bán chợ đường xa,

 

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo "Thôn Đoài hát tối nay".

 

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh

(Trích "Mưa xuân", dẫn theo Đến với thơ Nguyễn Bính, NXB Thanh niên, 1998, trang 384)

Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào? 

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó? 

Câu 3. Hai câu thơ "Lòng trẻ còn như cây lụa trắng - Mẹ già chưa bán chợ đường xa"
trong đoạn thơ gợi em liên tưởng đến câu ca dao nào?

Câu 4. Đoạn thơ gợi nên khung cảnh nào? Anh/chị tái hiện khung cảnh đó trong khoảng 5 - 7 câu văn?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất là: So sánh (Lòng trẻ còn như cây lụa trắng).

→ Tác dụng: Cho thấy sự trong trắng của cô gái.

Câu 3. 

Hai câu thơ "Lòng trẻ còn như cây lụa trắng - Mẹ già chưa bán chợ đường xa"
trong đoạn thơ gợi em liên tưởng đến câu ca dao:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Câu 4. 

Đoạn thơ gợi nên khung cảnh của mùa xuân.

Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh gia đình ấm áp làm nghề bán lụa. Tuổi thơ của cô gái trong trắng gắn liền với khung cửi, làm ra những mảnh lạu đẹp nhất, còn người mẹ thì đi chợ bán thành quả đó. Cảnh sắc thiên nhiên hôm ấy hiện lên thật đẹp với cơn mưa xuân cùng những cánh hoa xoan rụng đầy sân từng lớp.


Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính - Đề số 2

Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Cảm xúc của nhân vật em trong đoạn trích.

Câu 3: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong hai câu sau: "Hình như hai má em bừng đỏ/ Có lẽ là em nghĩ đến anh".

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.

Câu 2: 

Cảm xúc của nhân vật em trong đoạn trích là e thẹn, ngại ngùng khi nhớ đến người yêu.

Câu 3: 

Trong hai câu : "Hình như hai má em bừng đỏ/ Có lẽ là em nghĩ đến anh":

- Nghĩa sự việc câu 1: Miêu tả hình ảnh má đỏ của nhân vật em khi nghĩ đến nhân vật anh.

- Nghĩa tình thái câu 1: Một sự việc chưa chắc chắn thể hiện qua từ hình như.

- Nghĩa sự việc câu 2: Nghĩ đến anh.

- Nghĩa tình thái câu 2: Một sự việc chưa chắc chắn thể hiện qua từ có lẽ.


Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. 

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ sau là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4. Anh/ chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ thất ngôn.

Câu 2. 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 3. 

Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ sau là so sánh.

→ Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp thuần khiết, trong trắng của cô gái và qua đó làm tăng tính biểu cảm cho câu thơ.

Câu 4. 

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ là tâm trạng buồn man mác vì luôn phải ở nhà, gắn liền với khung cửi.


Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính - Đề số 4

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

"Bữa ấy mưa xuân lất phất bay 

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy 

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ 

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay" 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Những câu thơ trên nhắc đến mùa nào trong năm. Em hãy chỉ ra những từ thể hiện dấu hiệu của mùa đó. 

Câu 2. Tại sao tác giả sử dụng từ "vơi" thay vì "rơi" ở câu thơ 2. 

Câu 3. Em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ, đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Gạch chân và chú thích.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Những câu thơ trên nhắc đến mùa xuân. 

- Những từ thể hiện dấu hiệu của mùa xuân là: mưa xuân, hoa xoan lớp lớp rụng.

Câu 2. 

Tác giả sử dụng từ "vơi" thay vì "rơi" ở câu thơ 2 là muốn nhấn mạnh vào sự rơi rụng nhiều của hoa, báo hiệu mùa thay lá mới, một dấu hiệu của mùa xuân.

Câu 3. 

“Mưa xuân” là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Bính viết về vẻ đẹp của con người và cảnh xuân. Trong đó, khổ thơ hai của bài đã tả được những nét đẹp đặc sắc của thiên nhiên mùa xuân. Một trong những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân là những cơn mưa phùn kèm theo giá rét. Những cơn mưa lất phất đã góp phần làm cho cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc. Qua làn gió và những hạt mưa, hoa xoan cũng từ đó mà rơi theo. Từng lớp từng lớp hoa rơi chồng lên nhau. Khi trời tối, con người lại hòa mình vào những làn chèo say mê lòng người của làng Đặng ở thôn Đoài. Cuộc sống thật yên bình và êm ả biết bao.

Giải thích: “Mưa xuân” là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Bính viết về vẻ đẹp của con người và cảnh xuân là một câu trần thuật có từ là với mục đích nhận định về tác phẩm mưa xuân là sáng tác của Nguyễn Bính.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Mưa xuân Nguyễn Bính. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 19/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023