logo

Đọc hiểu Chiều thu (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Chiều thu hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Đọc văn bản sau:

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,

Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.

Con cò bay lả trong câu hát,

Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

 

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,

Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

 

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,

Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.

Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,

Điểm nhạt da trời những chấm son.

(...)

Thong thả trăng non dựng cuối làng,

Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.

Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,

Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

(Chiều thu, Nguyễn Bính- thơ và đời, NXB Văn học 2003)


Đọc hiểu Chiều thu - Đề số 1

Đọc hiểu Chiều thu

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Cảnh vật trong đoạn thơ đầu tiên được cảm nhận thông qua những giác quan nào? Chỉ ra. 

Câu 3. Chỉ ra quy cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau: 

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,

Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.

Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,

Điểm nhạt da trời những chấm son.

Câu 4. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ sau: 

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,

Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/ chị về hình ảnh của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: 

Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,

Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Văn bản trên được viết theo thể thơ Thất ngôn.

Câu 2. 

Cảnh vật trong đoạn thơ đầu tiên được cảm nhận thông qua những giác quan như: 

+ Thị giác: trời xanh thăm thẳm, con cò bay lả.

+ Thính giác: câu hát, nhịp võng ru.

+ Khướu giác: mùi hoa thiên lí thoảng.

Câu 3. 

- Cách gieo vần ở khổ thơ trên: gieo vần “on” ở cuối dòng thơ (non-con-son).

- Ngắt nhịp 4/3

Câu 4.  

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,

Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ sau là: nhân hóa (gió đuổi nhau, Trái na mở mắt, Đàn kiến trường chinh).

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào vẻ đẹp nổi bật của mùa thu và làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 5: 

Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,

Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

- Hai câu thơ diễn tả hình ảnh nhân vật trữ tình với tình yêu thương con vô bờ bến đã vì con mà xin nghỉ phép về nhà làm cho con đền trung thu.


Đọc hiểu Chiều thu - Đề số 2

Đọc hiểu Chiều thu (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.

Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ hai và nêu tác dụng.

Câu 4. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả trong bài thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt của bài thơ là: Miêu tả.

Câu 2. 

Nội dung chính của bài thơ là: Miêu tả những vẻ đẹp của mùa thu.

Câu 3. 

Các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ hai: 

+ Nhân hóa (gió đuổi nhau, Trái na mở mắt, Đàn kiến trường chinh).

+ Đảo ngữ: Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào vẻ đẹp nổi bật của mùa thu và làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 4. 

Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả trong bài thơ đều là những hình ảnh, sự vật ở làng quê bình dị mà vẫn rất đẹp và thơ mộng.


Đọc hiểu Chiều thu - Đề số 3

Đọc khổ thơ hai và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào? Những từ ngữ nào đã thể hiện biện pháp tu từ đó?

Câu 2. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 3. Em hiểu từ 'trường chinh' nghĩa là gì?

Câu 4. Em hiểu gì về nội dung của đoạn thơ trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ như:

+ Nhân hóa (gió đuổi nhau, Trái na mở mắt, Đàn kiến trường chinh).

+ Đảo ngữ: Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

Câu 2. 

Thể thơ của bài thơ là thất ngôn và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là miêu tả.

Câu 3. 

‘’Trường chinh'' nghĩa là một cuộc chiến đâu, một hành trình kéo dài và vất vả.

Câu 4. 

Nội dung của đoạn thơ trên là miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu.

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Chiều thu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023