logo

Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu, già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.

(Cáo bệnh, bảo mọi người, Tr140, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)


Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người - Đề số 1

Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Nêu ý chính của văn bản trên?

Câu 2: Xác định động từ, phép điệp, phép đối và biện pháp tu từ cú pháp trong 4 dòng thơ đầu? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó là gì?

Câu 3: Hình ảnh một cành mai khép văn bản có ý nghĩa gì?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tinh thần lạc quan của con người trong cuộc sống hôm nay

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Ý chính của văn bản trên là: Thể hiện tinh thần lạc quan của con người trước quy luật của cuộc sống.

Câu 2: 

Trong 4 dòng thơ đầu có:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu, già đến rồi

+ Động từ: đi, rụng, đến, cười.

+ Phép điệp: Xuân, trăm hoa.

+ Phép đối: đi >< đến; hoa rụng >< hoa cười; trước mắt >< trên đầu.

+ Biện pháp tu từ cú pháp: Lặp cú pháp.

→ Tác dụng: Tác giả muốn gửi sự lạc quan đến cho mọi người thông qua hình ảnh hoa mai.

Câu 3: 

Hình ảnh một cành mai khép văn bản có ý nghĩa khẳng định sự lạc quan và niềm tin vào cuộc sống.

Câu 4: 

      Lạc quan luôn là đức tính đẹp mà mỗi chúng ta nên học tập và nên có. Cuộc đời này có biết bao khó khăn, vất vả nhưng nếu ta lạc quan và có niềm tin vào sự sống thì những khó khăn đó ta đều có thể đánh bại được. Lạc quan là sự vui vẻ, luôn tràn đầy niềm tin và hy vọng vào cuộc sống dù đang trong tình cảnh khó khăn thế nào. Người lạc quan sẽ luôn bình tĩnh và tự tin trải qua những khó khăn trong cuộc sống trái lại với cách sống bị quan, luôn khuất phục trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, không có ý chí vươn lên. Ngày nay, sự phát triển của thế giới quá nhanh chóng dẫn đến việc có quá nhiều áp lực trong cuộc sống nên đoi khi con người ta không có tính lạc quan này. Khác hẳn với người xưa, dù trong hoàn cảnh chiến tranh gian nan vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Là một đức tính đẹp nhưng không phải dễ thực hiện. Để có tính lạc quan, chúng ta nên vứt hết mọi lo âu hàng ngày sang một bên, nghĩ về những điều tốt đẹp phía trước để vươn lên. 


Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người - Đề số 2

Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? 

Câu 2: Bốn câu thơ đầu tiên đã nói lên quy luật nào của tự nhiên và cuộc sống con người. Tâm trạng của tác giả trước những quy luật của tự nhiên và cuộc sống. 

Câu 3: Câu thơ đầu khẳng định Xuân đi, trăm hoa rụng, vậy tại sao hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. 

Câu 4: Cảm nhận của anh chị về hình tượng cành mai trong câu cuối? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt của đoạn văn là: biểu cảm.

Câu 2: 

Bốn câu thơ đầu tiên đã nói lên quy luật sinh tử của tự nhiên và cuộc sống con người. 

Tác giả trước những quy luật của tự nhiên và cuộc sống luôn có sự lạc quan và niềm tin vào phía trước.

Câu 3: 

Câu thơ đầu khẳng định Xuân đi, trăm hoa rụng, nhưng hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai là nhằm mục đích khẳng định vào niềm tin vào cuộc sống. Đôi khi chúng ta có thể điều chỉnh được những quy luật của cuộc đời.

Câu 4: 

Cành mai trong câu cuối chính là sự vượt lên mạnh mẽ trước số phận và quy luật của cuộc đời. Đó chính là sức sống mãnh liệt và bất tử, tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người. 

>>> Tham khảo: Soạn bài: Cáo bệnh, bảo mọi người (chi tiết)

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023