logo

Đọc hiểu Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con

Mối quan hệ con cái và cha mẹ ngày nay càng lúc càng xa cách so với thập niên trước. Có thể vì khoảng cách địa lý, công việc, sự gấp gáp của đời sống… nhưng trên hết có lẽ khát khao cá nhân của người trẻ càng lúc càng mãnh liệt và cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Dưới đây là đề đọc hiểu Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu thêm những thông điệp mà tác phẩm mang lại nhé!


Đọc hiểu Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi

Con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy

Mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn mà vẫn thấy

Trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy

Tìm cách từ chối những ân cần...

 

Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân

Nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ

Con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả

Mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá

Đã có gốc rễ lo vun trồng...

Mẹ vẫn luôn ở đây ôm con, con biết không! "

(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con.... Nguyễn Phong Việt, Sao con phải đau đến như vậy, NXB Văn hoá - Văn nghệ, 2017, tr64-65)

Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0,5 điểm): Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích.

Câu 3. (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:

Mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá

Đã có gốc rễ lo vun trồng...

Câu 4. (1,0 điểm): Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối ân cần của cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?

Đáp án: 

Câu 1:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2:

Phép liệt kê: con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy

Câu 3:

Hai câu thơ nói về tình yêu thương vô điều kiện của mẹ dành cho con, là sự chở che, vun đắp từ khi người con được sinh ra.

Câu 4:

Trình bày quan điểm riêng của em, lý giải hợp lý.

Mẫu 1:

Mối quan hệ con cái và cha mẹ ngày nay càng lúc càng xa cách so với thập niên trước. Có thể vì khoảng cách địa lý, công việc, sự gấp gáp của đời sống… nhưng trên hết có lẽ khát khao cá nhân của người trẻ càng lúc càng mãnh liệt và cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện đại.

Một khi người trẻ cảm giác "đủ lông đủ cánh", muốn nỗ lực tự thân để thực hiện ước mơ, có khi sẽ cảm thấy những bao dung, ân cần của cha mẹ như một sự cản trở ngầm với mục tiêu hướng đến. Những ngông nghênh, bất chấp và cái tôi của tuổi trẻ là một rào cản không nhỏ để ngăn cách sợi dây yêu thương của gia đình bền chặt.

Không thể đòi hỏi quá nhiều ở giới trẻ về giá trị gia đình. Nhưng việc gì cũng cần thời gian để chiêm nghiệm và nhận ra, "từ chối những ân cần của cha mẹ" cũng là thử thách để con mạnh mẽ, trưởng thành trong đời sống ngày càng khắc nghiệt. Song, nó còn là bài học, để sau này vỡ lẽ ra, chúng ta mới biết trân trọng, quý giá những yêu thương mà mẹ cha trao đi không cần hồi đáp. Hãy nhớ rằng, dù có ra sao, cha mẹ vẫn luôn ở đó với tình thương chân thành, dù con vẫn nhỏ dại hay trưởng thành.

[CHUẨN NHẤT] Đọc hiểu Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con

Mẫu 2:

Theo em, hành động "những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ" vừa đáng chê trách nhưng cũng có thể cảm thông. 

- Chê trách vì: hành động tìm cách từ chối ấy sẽ khiến cho cha mẹ - những người luôn hi sinh, yêu thương con vô điều kiện bị tổn thương

- Cảm thông vì:

+ Những đứa trẻ còn chưa đủ trưởng thành để thấu hiểu được tình yêu thương lớn lao trời bể của cha mẹ.

+ Tuổi trưởng thành khiến những đứa con có khát vọng được tự do, độc lập, có không gian riêng tư, được tự làm mọi thứ... nên đã muốn từ chối những gì mà cha mẹ đem đến.

+ Những đứa trẻ cũng muốn chia sẻ ân cần cùng bố mẹ, muốn bố mẹ được nghỉ ngơi, nhưng chưa biết cách thể hiện tình cảm, suy nghĩ ấm ấp đó của mình cho thật hợp lí.

→ Vì vậy, tuy đáng chê trách, nhưng những đứa con ấy cũng xứng đáng để cảm thông để ngày càng hoàn thiện hơn.

>>> Xem thêm: Cha mẹ nào cũng muốn con nên người Đọc hiểu

icon-date
Xuất bản : 31/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022