logo

Tôi không kì thị iphone Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Tôi không kì thị iphone Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Tôi không kì thị iphone Đọc hiểu đầy đủ nhất.


Tôi không kì thị iphone Đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Tôi không kì thị iPhone. Tôi nghĩ, việc người ta thích và mua nó để phục vụ cho các nhu cầu trong công việc, cuộc sống là điều rất bình thường. Sự việc chỉ trở nên không bình thường khi ai đó khao khát sở hữu chiếc iPhone bằng mọi giá. Hình như với một số người, iPhone trở thành một thước đo, mà nếu không có nó, họ sợ, giá trị của mình sẽ bị hạ thấp. Nhìn rộng ra, quan niệm dùng vật chất để khẳng định, thể hiện bản thân không chỉ giới hạn ở chiếc điện thoại. Nó còn nằm trong mong muốn sở hữu một chiếc SH đời mới, những bộ trang phục Louis Vuitton, hay chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ. Bằng vật này hay vật khác, nhiều người dường như cần chúng như một loại trang sức với hi vọng nâng tầm bản thân.

Mong muốn đó, xét cho cùng, cũng không quá khó hiểu, bởi khẳng định bản thân cũng là một nhu cầu. Những người làm marketing có lẽ sẽ biết đến tháp nhu cầu Maslow, trong đó đặt “thể hiện bản thân” ở đỉnh tháp, sau khi các nhu cầu về sinh – thể - lí đã được đáp ứng. Cơn sốt iPhone ở Việt Nam cho thấy nhiều người, như ví dụ tôi nêu ở trên, sẵn sàng nhảy vọt lên nhu cầu tồn tại hằng ngày để đứng trên đỉnh tháp. Làm như vậy, nói như Karl Marx, họ dần biến bản thân thành hàng hóa và đo giá trị của mình thông qua lăng kính đó (sùng bái vật chất – commodity fetishism).

Theo tôi, gốc rễ của việc sùng bái vật chất là sự thiếu tự tin. Khi không chấp nhận mình như vốn có, họ sẽ cố đeo những cái “nhãn” để tự thỏa mãn bản thân. Đó là hiện tượng tôi thấy phổ biến ở những quốc gia đang chuyển mình như Việt Nam – điều không quá mãnh liệt ở các nước phương Tây phát triển, nơi vẫn được coi là đỉnh cao của tôn thờ vật chất. […]

(Trích iPhone và sự tự tin – Nguyễn Khắc Giang)

Câu 1. Theo anh (chị), vì sao tác giả cho rằng: “Hình như với một số người, iPhone trở thành một thước đo, mà nếu không có nó, họ sợ, giá trị của mình sẽ bị hạ thấp”. 

Câu 2. Anh (Chị) hãy nhận xét về quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

Trả lời

Câu 1. 

Tác giả cho rằng: “Hình như với một số người, iPhone trở thành một thước đo, mà nếu không có nó, họ sợ, giá trị của mình sẽ bị hạ thấp” là vì:

Iphone là thiết bị công nghệ đắt đỏ, là món vật chất được nhiều người ưa thích hay sùng bái. Hiện tượng sùng bái Iphone tại Việt Nam đang diễn ra, họ lầm tưởng những giá trị vật chất cao sẽ giúp họ khẳng định túi tiền hay "tầm cỡ" bản thân. Nếu không có những món hàng như thế, nhiều người tự cảm thấy e dè, sợ sệt vì mang trong người nỗi sợ lạc hậu phù phiếm.

Câu 2. Nhận xét quan điểm của tác giả:

- Quan điểm đúng đắn, chân thực

- Quan điểm của tác giả nói về sự phủ định những giá trị vật chất làm để khẳng định giá trị bản thân.

- Quan điểm được nêu lên rõ nét, sâu sắc nhằm thức tỉnh con người vượt qua nỗi sợ viễn vông vì lạc hậu, sùng bái vật chất, phải biết vươn mình chạm đến những điều đáng trân trọng hơn.

Bộ đề Tôi không kì thị iphone Đọc hiểu hay nhất

Tôi không kì thị iphone Đọc hiểu - Đề số 2

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Tôi không kì thị iPhone. Tôi nghĩ, việc người ta thích và mua nó để phục vụ cho các nhu cầu trong công việc, cuộc sống là điều rất bình thường. Sự việc chỉ trở nên không bình thường khi ai đó khao khát sở hữu chiếc iPhone bằng mọi giá. Hình như với một số người, iPhone trở thành một thước đo, mà nếu không có nó, họ sợ, giá trị của mình sẽ bị hạ thấp. Nhìn rộng ra, quan niệm dùng vật chất để khẳng định, thể hiện bản thân không chỉ giới hạn ở chiếc điện thoại. Nó còn nằm trong mong muốn sở hữu một chiếc SH đời mới, những bộ trang phục Louis Vuitton, hay chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ. Bằng vật này hay vật khác, nhiều người dường như cần chúng như một loại trang sức với hi vọng nâng tầm bản thân.

Mong muốn đó, xét cho cùng, cũng không quá khó hiểu, bởi khẳng định bản thân cũng là một nhu cầu. Những người làm marketing có lẽ sẽ biết đến tháp nhu cầu Maslow, trong đó đặt “thể hiện bản thân” ở đỉnh tháp, sau khi các nhu cầu về sinh – thể - lí đã được đáp ứng. Cơn sốt iPhone ở Việt Nam cho thấy nhiều người, như ví dụ tôi nêu ở trên, sẵn sàng nhảy vọt lên nhu cầu tồn tại hằng ngày để đứng trên đỉnh tháp. Làm như vậy, nói như Karl Marx, họ dần biến bản thân thành hàng hóa và đo giá trị của mình thông qua lăng kính đó (sùng bái vật chất – commodity fetishism).

Theo tôi, gốc rễ của việc sùng bái vật chất là sự thiếu tự tin. Khi không chấp nhận mình như vốn có, họ sẽ cố đeo những cái “nhãn” để tự thỏa mãn bản thân. Đó là hiện tượng tôi thấy phổ biến ở những quốc gia đang chuyển mình như Việt Nam – điều không quá mãnh liệt ở các nước phương Tây phát triển, nơi vẫn được coi là đỉnh cao của tôn thờ vật chất. […]

(Trích iPhone và sự tự tin – Nguyễn Khắc Giang)

Câu 1: Tác giả phê phán khía cạnh gì ở những người thích sở hữu điện thoại Iphone?

Câu 2: Những vật dụng nào được tác giả kẻ ra nhằm chứng minh cho quan niệm “dùng vật chất để khẳng định, thể hiện bản thân”?

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “gốc rễ của việc sùng bái vật chất là sự thiếu tự tin” không? Vì sao?

Câu 4: Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thái độ, tình cảm gì vào cho thế hệ trẻ?

Trả lời:

Câu 1:

Tác giả phê phán một số người xem Iphone thành một thước đo, sợ mình sẽ bị hạ thấp, dùng quan niệm vật chất để khẳng định mình.

Câu 2:

Những vật dụng nào được tác giả kẻ ra nhằm chứng minh cho quan niệm “dùng vật chất để khẳng định, thể hiện bản thân” gồm: “một chiếc SH đời mới, những bộ trang phục Louis Vuitton, hay chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ”

Câu 3:

Tôi đồng ý với quan niệm của tác giả.

Bở vì: Khi ta không tự tin tức là không chấp nhận sự thật, chấp nhận bản thân mình vốn có, họ dùng những vật chất đắt tiền để che đậy.

Câu 4:

Qua văn bản trên, tác giả đang phê phán lối sống sai lệch, chạy đua theo vật chất. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ có thể sống là chính mình, đừng chạy theo những thứ vật chất xa hoa để đánh mất bản thân, mất đi giá trị vốn có của bản thân.

icon-date
Xuất bản : 02/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2022