logo

Đọc hiểu Khúc hát đồng quê (2 đề)

icon_facebook

Những câu hát trong “Khúc hát đồng quê” nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Không lên ăn mà không nghĩ tới công lao của người thức khuya dậy sớm, vất vả bao ngày để làm ra hạt gạo. Dưới đây là đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu thêm những thông điệp mà tác phẩm mang lại nhé!


Đọc hiểu Khúc hát đồng quê - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người 

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật 

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. 

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, 

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Theo baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Ghi lại 02 dòng thơ có sử dụng cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ và chỉ rõ cặp từ trái nghĩa đó.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3. 

Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm: Người không thương nhau có rất ít ở trên đời? Vì sao? 

[CHUẨN NHẤT] Đọc hiểu Khúc hát đồng quê

Lời giải

Câu 1: 

Thể thơ tự do.

Câu 2:

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất.

=> Cặp từ trái nghĩa: vui - buồn; sống - chết

Câu 3:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3: Những câu hát nhắc...

- Tác dụng: Nhấn mạnh hơn để người đọc chú ý vào những nội dung tiếp sau đó: Những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Không lên ăn mà không nghĩ tới công lao của người thức khuya dậy sớm, vất vả bao ngày để làm ra hạt gạo.

Câu 4:

- Trình bày quan điểm cá nhân, nêu rõ lý do.

- Gợi ý:

+ Không, vì tính cách mỗi người mỗi khác, dẫn đến việc không đồng quan điểm. Có người nhân từ, có người độc ác,... Vậy em không đồng tình vì đánh giá như vậy là phiếm diện. Dù vậy, đối với nước ta thì dân tộc ta luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vì vậy đối với nước ta thì điều đó đúng.

Hoặc:

+ Đồng ý với "Người không thương nhau có rất ít ở trên đời". Trong cuộc sống hiện nay, có rất ít người không thương nhau. Nhân dân ta luôn yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau - đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.


Đọc hiểu Khúc hát đồng quê - Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người 
Sống với đất, chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật, 
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, 
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)

Câu 1. Nêu cách hiểu của anh/chị về của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong các dòng thơ:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: "Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!" không? Vì sao?

Câu 4: Nêu thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị. Lí giải vì sao?

Lời giải

Câu 1.

- Những câu hát nhắc anh, nhắc em và nhắc nhở tất cả mọi người thái độ sống: Đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ công ơn

Câu 2.

- Phép liệt kê được thể hiện: 
+Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 
+ Cho mẹ thương con
+ Cho chồng thương vợ. 
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh, làm nổi bật cảm xúc của nhân vật trữ tình về tình yêu thương giữa con người với con người khi lắng nghe khúc hát đồng quê và những tác động của khúc hát đồng quê đến mỗi người
+ Thể hiện sự trân trọng nâng niu của tác giả với những giá trị gần gũi bình dị trong cuộc sống.  
+ Thể hiện giọng điệu sâu lắng thiết tha, tăng tính biểu cảm, tính nhạc, nhịp điệu ... cho lời thơ.

Câu 3.

-  Đồng tình:
+ Quan điểm của nhà thơ thể hiện niềm tin vào con người: Đề cao sức mạnh của tình thương, của những người thương nhau
+ Tình yêu thương là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất xuất phát từ trái tim mỗi con người. Đó là sự đồng cảm, một tình thần đồng loại mà con người dành cho con người.
+ Tình yêu thương sẽ giúp sưởi ấm tâm hồn của những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh; cũng như truyền cho họ sức mạnh, nghị lực vượt qua khó khăn. Tình yêu thương là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

Câu 4.

- Nhắc nhở giáo dục con người về lòng biết ơn, biết trân trọng những giá trị lao động
- Đồng cảm với những vất vả, gian khó của người lao động…

>>> Xem thêm: Đọc hiểu Bần thần hương huệ thơm đêm

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 18/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads