logo

Đọc hiểu Khi đông đã vào sâu

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Khi đông đã vào sâu hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Khi đông đã vào sâu

Đọc đoạn trích sau: 
      Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một 'đặc sản  của Hà Nội. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.
Nửa đêm trời chuyển sang rét ngọt, cái rét khô hanh rất đặc biệt của mùa đông xứ Bắc.
Rét thấm đẫm vào không khí xôm xốp, tràn qua khe cửa, lẻn vào nhà, chui vào giường chiếu khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình. Sáng hôm sau tỉnh giấc càng thấm thía cái lạnh tê tái, tràn ngập phố phường. Cái rét như  lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.

      Rét là thế mà bấy lâu nay, mọi người vẫn ngóng rét ngọt khi mùa về bởi nó được coi là món quà của thiên nhiên dành cho con người. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng. Cái lạnh của rét ngọt kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn.

     [...] Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh. Sà vào một quán cóc khiêm nhường nép bên vỉa hè, nhâm nhi chén trà nóng, cái kẹo lạc, ngồi ngắm người qua lại, ngắm những cây bàng nơi góc phố cháy rực để sưởi ấm mùa đông Hà Nội hay quây quần bên bếp ngô, khoai nướng, mía tím nướng, hạt dẻ rang... sẽ thấy sự lãng mạn, trầm tĩnh của mùa xuân vẫn khuất đâu đó trên phố xá, trong lòng người.

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Đoạn trích trên mang đặc trưng thể loại văn học nào?

A. Truyện khoa học viễn tưởng.

B. Tản văn và tùy bút

C. Tiểu thuyết 

D. Văn bản thông tin

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Biểu cảm 

B. Nghị luận

C. Thuyết minh 

D. Tự sự

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào miêu tả đặc điểm của rét ngọt Hà Nội?

A. Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một đặc sản  của Hà Nội.

B. Cái rét đậm mà khô, không vơ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thẩm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.

C. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng.

D. Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh.

Câu 4: Vì sao tác giả lại khẳng định: rét ngọt là một đặc sản  của Hà Nội?

A. Vì Hà Nội có nhiều đặc sản nổi tiếng so với nơi khác.

B. Vì rét ngọt của Hà Nội mang những đặc trưng riêng.

C. Vì rét ngọt vốn có nguồn gốc từ Hà Nội.

D. Vì tác giả có thói quen dùng từ như vậy.

Câu 5: Các từ: rét, không khí, lạnh, hanh, mùa đông là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực khoa học nào?

A. Vật lí 

B. Hóa học

C. Địa lí 

D. Lịch sử

Câu 6: Cái tôi của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?

A. Buồn rầu, nhớ nhung 

B. Nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế

C. Sôi nổi, sung sướng 

D. Căm uất, giận dữ

Câu 7: Cái lạnh của rét ngọt tác động như thế nào đến tình cảm con người?

A. Khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi

B. Rét ngọt, trời hanh khiển má trẻ con ửng hồng

C. Khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình

D. Kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn.

Câu 8: Trong văn bản trên, cách viết có gì đặc sắc?

A. Mang đậm tính triết lí

B. Tình huống gay cấn

C. Giàu chất thơ, chất trữ tình 

D. Hệ thống các nhân vật đa dạng

Câu 9: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: "Cái rét như  lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi."

Câu 10: Theo em hiểu, điều gì khiến người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội?

Rét ngọt - đặc sản của Hà Nội
Cảnh Hà Nội khi vào tiết trời lạnh giá

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Đáp án đúng là: B. Tản văn và tùy bút

Câu 2: 

Đáp án đúng là: A. Biểu cảm 

Câu 3: 

Đáp án đúng là: B. Cái rét đậm mà khô, không vơ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thẩm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.

Câu 4: 

Đáp án đúng là: B. Vì rét ngọt của Hà Nội mang những đặc trưng riêng.

Câu 5: 

Đáp án đúng là: C. Địa lí 

Câu 6: 

Đáp án đúng là: B. Nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế

Câu 7: 

Đáp án đúng là: D. Kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn.

Câu 8: 

Đáp án đúng là: C. Giàu chất thơ, chất trữ tình 

Câu 9: 

- Trong câu văn "Cái rét như  lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh hình ảnh “Cái rét như  lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt”.

- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả cho người đọc, giúp người đọc có những cảm nhận và trải nghiệm thiết thực với cái lạnh rét ngọt của tiết trời mùa đông Hà Nội.

Câu 10: 

- Người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội vì rét ngọt được xem là nét đặc trưng riêng biệt chỉ duy Hà Nội có bởi nó được xem là món quà ưu ái mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội.

- Ngoài ra, đặc trưng rét ngọt của Hà Nội còn đem lại sự ấn tượng cho người viết thông qua sự quan sắt , tâm tư và tình cảm mà người viết đã đặt ra.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Khi đông đã vào sâu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 03/01/2023 - Cập nhật : 01/07/2023