logo

Đọc hiểu Hà Nội băm sau phố phường: Cốm không phải là thức quà của người vội

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hà Nội băm sau phố phường: Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì? Thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Dựa vào đâu để xác định như vậy? Tại sao tác giả nói rằng: Cốm không phải thức quà của người vội? Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là những hương vị gì? Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về sắc màu và hương vị của cốm? Viết một đoạn văn (không quá 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng, trời sinh ra sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào”.

(Trích Hà Nội băm sáu phố phường - Thạch Lam, sách Thạch Lam văn và đời, Nxb. Hà Nội, 1999, tr. 337-338)

Đọc hiểu Hà Nội băm sau phố phường

Đọc hiểu Hà Nội băm sau phố phường

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì? Thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Dựa vào đâu để xác định như vậy? 

Câu 2. Tại sao tác giả nói rằng: Cốm không phải thức quà của người vội? Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là những hương vị gì?

Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về sắc màu và hương vị của cốm?

Câu 4. Viết một đoạn văn (không quá 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Đoạn văn trên sử dụng phương thức thuyết minh, biểu cảm. Thuộc phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.

- Dấu hiệu của phương thức thuyết minh: Đoạn văn làm rõ những đặc điểm của cốm, một món ăn đặc sắc của Hà Nội qua các phương diện: 

+ Cách ăn cốm (chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ)

+ Hương vị của cốm (mùi thơm phức của lúa mới, mùi hoa cỏ dại ven bờ, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già...)

+ Cách gói cốm (dùng lá sen để bọc cốm)

- Dấu hiệu của phương thức biểu cảm: trong đoạn văn, Thạch Lam đã thể hiện những cảm xúc của mình bằng từ ngữ tinh tế, lối diễn đạt giàu hình ảnh, câu văn nhịp nhàng.

- Dấu hiệu nhận biết đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Đầu tiên, đây là một đoạn trích trong tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam mà tùy bút là loại văn nghệ thuật. Thứ hai, cách dùng từ, tạo câu, âm điệu trong đoạn văn rất giàu tính nghệ thuật.

Câu 2. 

- Tác giả nói rằng, cốm không phải thức quà của người vội là bởi vì khi ăn cốm phải ăn chậm rãi và thong thả mới có thể cảm nhận được nhiều hương vị phong phú được kết tinh trong đó.

- Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là: Mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già bọc cốm.

Câu 3. 

Trong đoạn văn trên, tác giả khi nói về sắc màu và hương vị của cốm đã dùng những từ ngữ: hương vị, thơm phức, màu xanh, tươi mát, chất ngọt, dịu dàng, thanh đạm, mùi hơi ngát, ấm áp, tinh khiết.

Câu 4. 

Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam là một kho tàng văn hóa với nhiều đặc trưng riêng biệt. Em cảm thấy rất tự hào với nền văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt. Đây là một phần quan trọng trong bản sắc dân tộc và làm nên nét độc đáo cho nước ta. Các món ăn đậm chất truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác là sự kết hợp tuyệt vời giữa tài năng, sự sáng tạo và sự ưu ái của mẹ thiên nhiên. Ẩm thực truyền thống Việt Nam nằm trong nguyên lý “lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon vừa lành” với những đặc trưng như: có nền văn minh lúa nước nên các món ăn thường được chế biến từ gạo, nước chấm là nước mắm hoặc tương bần, món chính kết hợp cùng nhiều món phụ như chả giò ăn cùng rau… Hiện nay, văn hóa ẩm thực Việt trở nên hỗn tạp, nhiều tinh hoa ẩm thực bị biến dạng với sự xuất hiện của các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, hàng quán xuất hiện rất nhiều đã tác động tiêu cực đến bản sắc ẩm thực truyền thống. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực Việt ngay từ hôm nay để bảo tồn nền văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt. Em hy vọng rằng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam sẽ được duy trì và phát triển trong tương lai, góp phần làm nên sự phong phú và đa dạng cho đất nước và con người Việt Nam.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Đất quê ta mênh mông. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2023 - Cập nhật : 29/06/2023